Vụ Bản - Nam Định: Nguồn nước sạch không đảm bảo chất lượng là do...người dân? (Kỳ 2)
(THPL) - Ông Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) từng trao đổi với báo chí: “Nước khi cung cấp ra thị trường cũng là một sản phẩm hàng hóa, phải đảm bảo chất lượng. Khi nước có vấn đề, người dân phải yêu cầu nhà máy cấp nước chứng minh nguồn nước đang sử dụng có đảm bảo an toàn…”. Tuy nhiên, khi trao đổi với PV, đại diện Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Nam Định cho rằng nguồn nước không đảm bảo là do người dân!?
Tin liên quan
"Chúng tôi cũng trực tiếp sử dụng"
Ông Lê Đức Tâm - Chánh văn phòng UBND huyện Vụ Bản cho biết: “Đã báo cáo với UBND tỉnh và đang phối hợp khảo sát nhưng không thể một sớm, một chiều. Mới chỉ xuất hiện mấy tháng nay bà con thì cứ nói là mấy năm nay. Chúng tôi cũng trực tiếp sử dụng chứ không cứ gì bà con. Đồng thời cũng đã tăng cường chỉ đạo vấn đề này và đã đưa vào dự thảo báo cáo của UBND huyện để báo cáo lên tỉnh tới đây”.
Cũng theo ông Tâm thì để chuyển đổi nguồn nước đầu vào là việc không hề đơn giản: “Vì từ nhà máy nước sạch lên đến Sông Đào còn 4-5km, còn phải giải phóng mặt bằng, phải có kinh phí và báo cáo UBND tỉnh phê duyệt…”.
Trong buổi trao đổi, ông Tâm cũng thẳng thắn nhìn nhận nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm. Ngay từ đầu năm, huyện đã có báo cáo với UBND tỉnh, đồng thời làm việc với Công ty nước sạch để chuyển đổi nguồn nước thô. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đang chỉ đạo đi kiểm tra tất cả các nhà máy nước trên địa bàn để xem xét nếu như nơi nào đủ điều kiện thì cho tiếp tục, nếu không thì chuyển đổi. Vừa qua huyện Vụ Bản cũng đã đề nghị chuyển đổi 3 xã Quang Trung, Trung Thành và Hiển Khánh không sử dụng nguồn nước lấy tại các sông ngòi nội đồng để lấy nước trực tiếp từ các Nhà máy nước sạch Liên Bảo và huyện Mỹ Lộc.
Nhóm PV Thương hiệu và Pháp luật tiếp tục làm việc với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nam Định về vấn đề này. Ông Trần Ngọc Hiểu – Giám đốc Trung tâm cho biết: “Tôi cho là rất chính xác vì chúng tôi đã nhận được ý kiến của cử tri trong mỗi lần họp HĐND tỉnh. Trước đây chúng tôi cũng đề xuất những phương án như lọc lắng Javen, sử dụng hoá chất để xử lý thế nhưng nó không khả thi”.
Cũng theo lời ông Hiểu, sau khi tiếp nhận ý kiến của cử tri huyện Vụ Bản tháng 2/2017, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng lập tờ trình gửi UBND tỉnh cho phép khảo sát, lập đề án thay đổi nguồn nước cấp vì nguồn nước sông Sắt suy giảm để thay thế bằng nguồn nước từ sông Đào. Hiện tại, đề án đã được thông qua, có chủ trương nhưng đến khi nào có thể thay đổi thì phải phụ thuộc vào Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Nam Định vì đây là đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác và kinh doanh. Còn việc quản lý nhà nước về chất lượng nước sạch thì do bên Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện. Tuy nhiên ông Hiểu cũng đã ghi nhận thông tin do nhóm PV cung cấp để có ý kiến trực tiếp với đơn vị chủ quản.
Vẫn chưa biết khi nào...
Cũng qua trao đổi với các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm, thực trạng nguồn nước sông Sắt đang rất báo động vì là sông tiêu của các vùng Ý Yên, Vụ Bản. Trục chính của trạm bơm Vĩnh Trị 1 và 2 tiêu nước cho diện tích lúa và phần diện tích tự nhiên. Nguồn nước suy giảm nhiều, chất lượng không thể đảm bảo bằng nguồn nước lấy từ sông Đào, sông Hồng.
Tuy nhiên, khi đề cập đến lộ trình bao lâu nữa thì người dân có thể có nước sạch để sinh hoạt thì Trung tâm cũng chỉ có thể cung cấp: “Lộ trình thì UBND tỉnh đã cho phép làm, còn tiến độ và phụ thuộc vào chủ đầu tư chính là Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Nam Định. Cái này các anh phải làm việc trực tiếp với bên đó. Vì chủ trương có rồi, khảo sát xong và UBND tỉnh chỉ đạo càng sớm càng tốt để cấp nước đảm bảo cho dân”.
Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm PV đã liên hệ với Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Nam Định. Ông Đỗ Hữu Minh – Trưởng phòng tổ chức hành chính sau khi tiếp nhận thông tin cho biết: “Phải báo cáo lãnh đạo để xác minh nguồn nước qua xí nghiệp dưới đó, chính quyền địa phương để xác nhận xem nguồn nước đó là thường xuyên hay chỉ mang tính chất tức thời”.
Ông Minh cho rằng để xảy ra tình trạng này “đầu tiên là trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi người dân phản ánh về các vấn đề an sinh xã hội. Xảy ra sự cố là vấn đề bình thường có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan và nhiều lý do. Phản ánh từ Hội Cựu chiến binh thì phải xem bên Đảng có nắm được không, bên chính quyền có nắm được không, nếu đánh giá thì chứng tỏ cái bộ máy đó phải xem lại”.
Ông Minh nói thêm: “Nguồn nước đầu vào, trách nhiệm của người dân là nước thải sinh hoạt, vệ sinh chăn nuôi. Vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, rồi ngâm tre, ngâm nứa các thứ đến ngay cả địa phương không giải quyết được vấn đề”.
Mặc dù vậy, trong quá trình trao đổi ông Minh luôn khẳng định sản phẩm của Công ty mình đạt chất lượng cả đầu vào lẫn đầu ra cho dù có biến đổi theo mùa, theo từng giai đoạn…Tuy nhiên, khi nhóm PV đề nghị được làm việc trực tiếp với Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Vụ Bản và các phòng ban kỹ thuật, chuyên môn liên quan đến việc xét nghiệm, kiểm tra, giám sát theo quy định của Bộ Y tế, ông Minh đã từ chối với lý do: “Đơn vị đi nghỉ mát và còn phải báo cáo lãnh đạo nên chưa thể trả lời ngay được”.
Vậy cơ quan quản lý chất lượng nước của Nhà nước trước khi sản phẩm được cung cấp tới người dân đang ở đâu, Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục cung cấp thông tin tới bạn đọc.
Kỳ 3: Cơ quan quản lý chất lượng nước đang ở đâu!?
>>>Kỳ 1: Nam Định: Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Vụ Bản bán cho dân...nước ruộng?
Nhóm PV
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Giao nước Nước Suối Ly nước suối nhỏ
- Chlorine Nhật
- dây chuyền lọc nước tinh khiết Doctorhouses
- nước lavie
- nước uống satori