21:10 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam cần sớm chuyển sang xuất khẩu chính ngạch nhiều ngành hàng sang Trung Quốc

Đỗ Khuyến (t/h) | 12:01 10/12/2023

(THPL) - Trung Quốc là đối tác thương mại, thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu nông thủy sản chủ yếu theo đường tiểu ngạch, số lượng, chất lượng và giá đều thiếu ổn định, cần sớm chuyển sang xuất khẩu chính ngạch.

Ngày 9/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên, trong nhiều năm vừa qua, Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn của Việt Nam, không khó tính bằng những thị trường khác, phù hợp với trình độ phát triển, tập quán của người dân, doanh nghiệp Việt Nam.

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh moit.gov.vn

Trung Quốc và Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ, trên biển và đường thủy. Chiều dài biên giới đường bộ lên tới gần 400 km, đi qua địa phận của 7 tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Đặc điểm này đã mang lại cho hai nước có lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu.

Theo báo cáo của Vụ thị trường châu Á - châu Phi, 10 tháng năm 2023, xuất nhập khẩu sang Trung Quốc đạt gần 139 tỷ USD, giảm 6% cùng kỳ. Trong đó, hàng xuất sang thị trường tỷ dân tăng hơn 5%, đạt 49,5 tỷ USD. Mức này tương đương 17% giá trị xuất khẩu của Việt Nam đi các nước. Hàng nhập từ Trung Quốc giảm 11%, đạt hơn 89 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam vẫn nhập siêu gần 40 tỷ USD từ thị trường này.

Tuy vậy, điểm nghẽn trong xuất khẩu với nước láng giềng được Bộ trưởng Công Thương chỉ ra chưa tương xứng với tiềm năng, xuất khẩu nông thủy sản chủ yếu theo đường tiểu ngạch, số lượng, chất lượng và giá đều thiếu ổn định. Hạ tầng biên giới hạn chế, nhất là hạ tầng thương mại thiếu yếu.

Qua đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Đã đến lúc chúng ta “đoạn tuyệt” với hình thức sản xuất và xuất khẩu qua đường tiểu ngạch. Các địa phương đều phải triển khai thực hiện tốt Đề án sản xuất chính ngạch mà Bộ Công Thương xây dựng và đã được Chính phủ thông qua”.

Bên cạnh đó cần: nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu chưa theo kịp nhu cầu thương mại do thể chế của hai bên còn những điểm khác nhau; các địa phương hoàn thiện quy hoạch tỉnh, nhất là hạ tầng kinh tế thương mại thuộc biên giới, gồm hạ tầng thương mại truyền thống và thương mại số.

Ông Diên cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sớm ký kết Nghị định thư về kiểm dịch động thực vật cho nông sản và đàm phán cấp mới mã số nhập khẩu những hàng nông sản của Việt Nam có thế mạnh.

Với Bộ Tài chính, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị cơ quan này chỉ đạo ngành hải quan cùng các tỉnh biên giới xây dựng và áp dụng cửa khẩu thông minh, công nghệ trong quản lý các hoạt động thông qua xuất nhập khẩu.

Đỗ Khuyến (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu