00:55 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Vaccine ComBE Five sắp được tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc

20:32 18/12/2018

(THPL) - Với trên 17.300 trẻ nhỏ tại 7 tỉnh thành đã được tiêm vaccine ComBE Five mà chỉ có 3 trường hợp phản ứng, không có tử vong, Bộ Y tế đã quyết định vào cuối tháng 12/2018 sẽ triển khai tiêm vaccine ComBE Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Theo báo Sài Gòn giải phóng, ngày 18/12, Bộ tế cho biết, sau khi triển khai tiêm vaccine ComBE Five (phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và bệnh viêm não Hib) do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất, thay thế vaccine Quinvaxem tại 7 tỉnh/thành (Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp và Bà Rịa Vũng Tàu) thì từ cuối tháng 12/2018, Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm vaccine ComBE Five trên quy mô toàn quốc.

Vắc xin ComBE Five. Ảnh: Báo SGGP.

Bộ Y tế cũng cho biết, thời gian triển khai vaccine ComBE Five tại 7 tỉnh thành trên muộn hơn so với kế hoạch dự kiến do vaccine ComBE Five được cung ứng thông qua UNICEF cho Việt Nam vào ngày 4/10/2018.

Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận xuất xưởng vaccine, sinh phẩm của Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế cho lô vaccine, ngày 15/10, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án Tiêm chủng mở rộng đã phân bổ vaccine cho 7 tỉnh để triển khai tiêm cho trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi vào ngày tiêm chủng thường xuyên của tháng 10 và tháng 11/2018. Tính đến thời điểm ngày 30/11, 7 tỉnh, thành phố trên đã triển khai tiêm vaccine tại 60 huyện, 899 xã/phường. Đã có 17.356 trẻ đã được tiêm vaccine ComBE Five, tỷ lệ tiêm chủng đạt 75,7%.

Theo báo Công lý, cùng với đó, vắc xin ComBE Five được triển khai an toàn. Việc theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five được thực hiện chủ động, chặt chẽ trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Người nhà và cán bộ Y tế đều ghi chép, báo cáo tất cả các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm.

Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ phản ứng thông thường thường là sốt <39°C, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, trẻ khó chịu, quấy khóc...

Có 3 trường hợp phản ứng phải nhập viện điều trị đã được Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng và kết luận: 2 trường hợp phản ứng phản vệ, 1 trường hợp sốt cao/co giật được xử trí ban đầu và cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Đặc biệt, không có trường hợp trẻ thiệt mạng.

Phương Nhi (Tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu