Ứng phó bão số 1: Dự kiến sơ tán gần 30.000 người, kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão
(THPL) - Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp trực tuyến với 27 địa phương từ Quảng Ninh đến Nghệ An về công tác ứng phó với cơn bão số 1 năm 2023 (tên quốc tế là Talim).
Tin liên quan
- Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
» Dự báo bão số 1: Sức gió gần tâm bão mạnh cấp 9
» Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, nguy cơ mạnh lên thành bão
» Cảnh báo khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông
Tại cuộc họp, ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống tai, cho biết, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và một số tỉnh khu vực miền núi (Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương) đã có công điện, văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão.
Đồng thời, các địa phương cần tổ chức kiểm đếm, thông báo, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền di chuyển vòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú.
Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến cấm biển từ 12h ngày 17/7, Hải Phòng dự kiến từ 21h ngày 17/7. Các địa phương khác tiếp tục theo dõi diễn biến của bão số 1 để xem xét quyết định phù hợp với tình hình thực tế.
"Các địa phương đã rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm và trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản; trong đó các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh - Ninh Bình dự kiến sơ tán khoảng 29.887 người (Quảng Ninh 700, Hải Phòng 8.691, Thái Bình 19.021; Nam Định 1.128; Ninh Bình 347)", Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai nói.
Theo Báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính đến 6 giờ ngày 17/7, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 5.188 tàu/26.183 người biết diễn biến, hướng đi của bão số 1 để chủ động di chuyển phòng tránh. Hiện không còn tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm.
Theo Bộ Giao thông vận tải, khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An có 533 tàu và phương tiện thủy nội địa đang hoạt động; các phương tiện đã nhận được thông tin về bão số 1. Bộ Giao thông vận tải đề nghị các tỉnh cần quan tâm đên việc neo đậu của các tàu hàng tại các cảng, khu vực cửa sông.
Về nuôi trồng thủy sản, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 119.803ha; 20.189 lồng/bè. Các địa phương đã thông tin về bão số 1 cho người dân để chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn.
Tính đến 18 giờ ngày 16/7, tại Quảng Ninh, Hải Phòng còn tổng số 17.414 khách du lịch lưu trú trên các tuyến đảo, trong đó Quảng Ninh có 4.096 người, Hải Phòng còn 13.318 nguời. Toàn bộ du khách đã nhận được thông tin về bão số 1 và ở lại đảo, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch tổ chức bố trí nơi lưu trú an toàn.
Liên quan đến ứng phó bão, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi các bộ, ngành, địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An và các tỉnh phía Bắc, yêu cầu chủ động ứng phó bão số 1. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không chủ quan, lơ là, quyết liệt ứng phó với bão và mưa lũ.
Chủ tịch UBND các địa phương căn cứ tình hình thực tế, chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ. Chỉ đạo rà soát, kiểm đếm tàu thuyền; chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Thủ tướng yêu cầu cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch; bảo đảm an toàn đối với hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh hoặc ở các nhà yếu, khu vực có nguy cơ ngập sâu đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp. Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, nhất là vị trí xung yếu hoặc đang thi công trên các tuyến đê biển, đê cửa sông.
Trong diễn biến liên quan, Cục Hàng không Việt Nam vừa thông báo 2 cảng hàng không dự kiến trong khu vực ảnh hưởng gần của bão số 1 là Vân Đồn và Cát Bi. Ngoài ra, 2 cảng hàng không có thể bị ảnh hưởng hoàn lưu bão là Nội Bài và Thọ Xuân. Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới trong hoạt động hàng không dân dụng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, vào lúc 4h hôm nay 17/7, tâm bão ở 20 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15. Trong 24 giờ tới bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h; cường độ cấp 11-12, giật cấp 15. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới tại phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 107,5-115,5 độ Kinh Đông.
Từ chiều và tối 17/7, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14. Biển động dữ dội. Đến gần sáng ngày 18/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 13; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ cấp 6-7, giật cấp 9.
Từ đêm 17/7 đến ngày 20/7, Bắc Bộ mưa 200-400mm, có nơi trên 500mm; Thanh Hóa và Nghệ An mưa 100-200mm, có nơi trên 300mm. Mưa ở Bắc Bộ có thể kéo dài.
Tuấn Minh (t/h)
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt