Từ thương hiệu sữa “quốc dân” đến giá trị tỷ đô trong top 10 thế giới, Vinamilk đã làm điều đó như thế nào?
(THPL) - Tính từ lần đầu tiên được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2010 đến nay, Vinamilk đã phát triển số thị trường xuất khẩu của mình từ 42 lên đến 62 quốc gia. Đáng chú ý, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa bột trẻ em Dielac, Sữa chua ăn Vinamilk… đều là những sản phẩm được vinh danh Thương hiệu quốc gia. Đó thực sự là một hành trình tiên phong để mang thương hiệu Việt đi ra thế giới và ngày càng nâng cao giá trị.
Tin liên quan
- Người tiêu dùng cần cảnh giác với hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm
Việt Nam đã xuất khẩu hơn 90.000 tấn quế, thu về gần 250 triệu USD
Thị trường quà Tết 2025: Mẫu mã đa dạng, xu hướng bình dân chiếm ưu thế
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc khởi sắc, tiến sát mốc 200 tỷ USD
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng khá so với cùng kỳ năm trước
» Vinamilk tài trợ “132 kg đạm” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội.
» Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
» Vinamilk lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
“Tôi không phải khách hàng doanh nghiệp của Vinamilk. Nhưng tôi biết hôm nay Vinamilk có mặt ở đây, nên muốn tới để nói rằng, tôi rất thích sản phẩm của các bạn. Tôi dùng sữa đặc của Vinamilk để pha cà phê sữa mỗi ngày đấy”. Đó là chia sẻ của một bạn trẻ người Hàn Quốc khi Vinamilk tham gia một hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức tại quốc gia này. Qua đó, có thể thấy cách mà thương hiệu quốc dân Việt Nam dần trở nên thân quen trong gian bếp người dân các nước.
Sản phẩm độc đáo – Chất lượng quốc tế
Không chỉ thành công với sản phẩm truyền thống là sữa đặc Ông Thọ, Vinamilk hiện có 387 SKUs sản phẩm xuất khẩu. Với 62 thị trường đã được chinh phục từ Á sáng Âu, từ Trung Đông đến châu Phi, tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế của Vinamilk đã hơn 3,4 tỷ USD. Con số này khó có thể so sánh với nhiều ngành nghề xuất khẩu thế mạnh như dệt may, da giày, thủy hải sản… Nhưng nếu xét trên bối cảnh của một quốc gia từng không có lợi thế về chăn nuôi bò sữa, không có ngành công nghiệp chế biến sữa, sản phẩm phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu… thì đây thực sự là một hành trình tự hào.
Thương hiệu sữa duy nhất được vinh danh Thương hiệu quốc gia 16 năm liền Mới đây, Vinamilk tiếp tục được vinh danh thương hiệu Quốc gia (giai đoạn 2024-2026) cho 10 nhãn hiệu nổi tiếng của công ty, đồng thời khẳng định vị thế là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liền. Đóng góp tích cực cho giá trị chung của thương hiệu quốc gia Việt Nam, Vinamilk hiện nằm trong Top 10 thương hiệu sữa có giá trị nhất toàn cầu và Top 5 thương hiệu có tính bền vững nhất ngành sữa thế giới (theo Brand Finance 2023). |
Nhìn lại hành trình gần 30 năm vươn ra thế giới, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk đúc kết 3 yếu tố tiên quyết để chinh phục bất cứ thị trường nào – dù nội địa hay xuất khẩu – vẫn là: Chất lượng, dịch vụ và giá cả.
Chất lượng được Vinamilk xác định là “chìa khóa” quan trọng nhất cho mọi thị trường. Các nhà máy, trang trại tuân thủ triệt để và tiên phong áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến nhất trên thế giới trong quá trình sản xuất và cả nguyên vật liệu đầu vào, như: Global GAP (cho cá trang trại), FDA (Hoa Kỳ), HALAL (Tiêu chuẩn cho các quốc gia Hồi Giáo), Organic EU (Tiêu chuẩn Hữu cơ Châu Âu), và GMP (Tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất Tốt của Mỹ)…
Vinamilk cũng là doanh nghiệp hiếm hoi trên thế giới sở hữu những giải thưởng, chứng nhận chất lượng đẳng cấp quốc tế như: Sữa tươi đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận Clean Label Project về sự tinh khiết; giải thưởng Purity Awards dành cho sản phẩm sữa bột trẻ em về chất lượng, an toàn và minh bạch của nguyên vật liệu sau khi vượt qua quá trình kiểm tra với hơn 400 chỉ tiêu…
Song, đó mới chỉ là tấm vé thông hành để có thể xuất ngoại. “Hàng rào” tiếp theo - hương vị – mới thực sự là điều quyết định thành công của một sản phẩm thực phẩm dù là ở bất cứ đâu.
Mỗi một đất nước, thị trường sẽ có thói quen tiêu dùng, khẩu vị rất khác nhau. Khi tiếp cận một thị trường, đội ngũ phát triển thị trường và R&D của Vinamilk sẽ đi trước, kết hợp với đối tác nước sở tại để nghiên cứu thói quen, văn hóa ẩm thực của họ. Ví dụ với sản phẩm bột ăn dặm cho trẻ em xuất khẩu đi Trung Đông, Vinamilk nghiên cứu đưa vào thành phần chà là, loại trái dinh dưỡng và rất được các nước này ưa chuộng. Hay đối với sản phẩm nước dừa đóng chai, có nơi dùng để uống trực tiếp, có nơi dùng để nấu ăn. Do đó, cùng sản phẩm nước dừa của Vinamilk, nhưng sẽ có các kiểu đóng chai, hộp dung tích khác nhau.
Yếu tố tiếp theo là giá cả - một trong những yếu tố giúp Vinamilk cạnh tranh và tạo niềm tin trên thị trường quốc tế. Nhiều giai đoạn, khi giá cả nguyên liệu và chi phí logistics toàn cầu tăng cao, một số công ty phải chọn giải pháp giữ giá nhưng giảm trọng lượng sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, Vinamilk đã nỗ lực giữ lời hứa với đối tác và người tiêu dùng, ngay cả khi thị trường có nhiều biến động.
Ở khâu dịch vụ, đội ngũ kinh doanh quốc tế của Vinamilk luôn phối hợp sâu sát với các đối tác từ khâu khảo sát thị trường, lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng đến điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp. Hiện nay, Vinamilk có khả năng cung cấp tất cả nhu cầu về kinh doanh quốc tế cho đối tác, từ R&D sản phẩm “may đo” cho đến việc thiết kế hình ảnh, bao bì, tiếp thị, truyền thông quốc tế… theo nhu cầu và đặc thù để khai thác tối đa thị trường.
Ý thức được mỗi sản phẩm của mình là đại diện cho thương hiệu quốc gia, Vinamilk luôn đầu tư cho sự xuất hiện của thương hiệu ở mỗi nơi đặt chân đến. Thông qua các đối tác, doanh nghiệp giám sát chặt chẽ về cả quy trình phân phối, bảo hộ thương hiệu, trải nghiệm khách hàng… chứ không phải dừng lại ở việc đưa sản phẩm đến biên giới.
Chủ động xây dựng lợi thế cạnh tranh mới: Phát triển bền vững
Xu hướng tiêu dùng xanh, hướng đến phát triển bền vững không còn là thị trường ngách mà dần trở thành “luật chơi mới” trong thương mại toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi. Theo đó, những sản phẩm thể hiện được tính "có trách nhiệm” như sản xuất xanh, bền vững, thân thiện với môi trường”… sẽ rộng đường xuất khẩu và hưởng những ưu đãi riêng của quốc gia nhập khẩu.
Nhìn từ góc độ này, có thể nói Vinamilk đã có sự sẵn sàng từ khá sớm. Năm 2012, Vinamilk đã bắt tay thực hiện báo cáo Phát triển bền vững theo các chuẩn mực của quốc tế. Thời điểm đó, Việt Nam chưa có các quy định bắt buộc đối với việc công bố báo cáo này. Điều này giúp Vinamilk sẵn sàng cung cấp báo cáo liên quan về khía cạnh phát triển bền vững khi được đối tác nhập khẩu yêu cầu.
Đến khi Chính phủ Việt Nam cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” (Net Zero) vào giữa thế kỷ này, Vinamilk cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong công bố đồng hành cùng mục tiêu này. Ngay sau đó, doanh nghiệp cũng lần lượt tuyên bố những đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS2060:2014.
Những nỗ lực này giúp thương hiệu được đánh giá thuộc Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu và dẫn đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk được đánh giá cao nhất, vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.
“Tính bền vững đang trở thành xu thế quan trọng. Vinamilk đang thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm, nắm bắt đúng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Nhờ vậy, họ luôn là thương hiệu phổ biến nhất đối với người tiêu dùng”, ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance – đơn vị định giá thương hiệu đến từ Anh Quốc - nhận định./.
Theo báo cáo của Brand Finance, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, đạt mức tăng 102% trong giai đoạn 2019-2023. Với tổng giá trị 498,13 tỷ USD vào năm 2023, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 33 trong số 121 thương hiệu quốc gia mạnh nhất thế giới. Thành công này không chỉ là cột mốc quan trọng trong quá trình khẳng định thương hiệu quốc gia Việt Nam mà còn cho thấy kết quả từ những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp Việt trong việc gia tăng vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. |
Đức Hoàng
Tin khác
-
Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản
-
Cư dân: “Cuộc sống ý nghĩa hơn khi chuyển về Vincom Shophouse Royal Park”
-
Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 12/12
-
Bệnh sởi tăng nhanh, TP.HCM đã ghi nhận 2.805 ca mắc
-
Thanh Hóa: Họp báo cưỡng chế dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa
-
Khai trương công viên logistics lớn và hiện đại nhất Việt Nam
Từ 1/2/2025, phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn
(THPL) - Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân...11/12/2024 14:36:25Phát hiện hàng chục cá thể lợn rừng chết dọc khe suối trong Vườn quốc gia Pù Mát
(THPL)- Ngày 9/12, trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con...11/12/2024 14:27:45TP.HCM: Hơn 17.300 doanh nghiệp nợ 3.055 tỷ đồng bảo hiểm xã hội
(THPL) - Tại TP.HCM có 17.365 doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên với 3.055 tỷ đồng, với 93.000 người lao động.11/12/2024 14:29:54Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ chuyên ngành theo nguyên tắc "người đi theo việc"
(THPL) - Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là "người phải theo việc,...11/12/2024 11:50:12
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024