TPHCM đề xuất 7 giải pháp phát triển kinh tế tri thức
(THPL) - Trình bày tham luận tại Đại hội XIII của Đảng, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đề xuất 7 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế tri thức trong thời gian tới.
Tin liên quan
Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có từ 1 đến 3 phó giám đốc
Hải Phòng: Nhiều quận, huyện bổ sung và kiện toàn chức vụ lãnh đạo chủ chốt
Bộ Công Thương ra văn bản hướng dẫn thu mua, tiêu thụ nông sản vùng có dịch
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mở cửa trở lại từ hôm nay 3/3
Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng tiêm vắc-xin phòng COVID-19
» Đại hội Đảng lần thứ XIII: Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
» Các đại biểu kỳ vọng về quyết sách của Đại hội Đảng lần thứ XIII
» Thông cáo báo chí phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng
Ngày 27/1, ngày làm việc thứ ba, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) làm việc tại hội trường, thảo luận các văn kiện đại hội.
Thay mặt Đoàn Đại biểu Đảng bộ TP HCM trình bày tham luận "Phát triển kinh tế tri thức - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn từ Thành phố Hồ Chí Minh" tại Đại hội XIII, ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết Đoàn Đại biểu Đảng bộ TP HCM nhất trí cao với các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng.
Theo đó, lãnh đạo TPHCM đã đề xuất 7 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế tri thức trong thời gian tới.
Thứ nhất, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức. Cần thiết xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
Thứ hai, phát triển mạnh nguồn lao động chất lượng cao, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Tập trung đầu tư phát triển giáo dục, cải cách giáo dục theo hướng tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đàm phán, hợp tác, chuyển giao chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân...
.jpg)
Thứ ba, tăng cường năng lực khoa học-công nghệ (KHCN) quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức KHCN mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền KHCN tiến tiến của Việt Nam.
Đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu KHCN và biến KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhằm tạo nền tảng công nghệ phục vụ phát triển đất nước theo hướng hiện đại và tạo ra các yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về KHCN. Cơ chế đó phải hướng vào việc thúc đẩy KHCN thực sự gắn kết với sản xuất-kinh doanh, khoa học xâm nhập vào thực tiễn sản xuất-kinh doanh làm ra của cải và tri thức mới phục vụ trực tiếp công cuộc phát triển kinh tế -xã hội…
Thứ tư, đầu tư phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ thông tin là chìa khóa để đi vào kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, vừa là cơ hội, vừa là áp lực để nước ta phát triển mạnh mẽ kinh tế số trong thời gian tới.
Thứ năm, ban hành các cơ chế, chính sách để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cơ chế, chính sách phải thực sự vừa khuyến khích nhưng vừa tạo ra sự đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới dựa trên công nghệ mới và thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới; trong đó khâu then chốt là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
“Chính phủ cần lựa chọn và có chính sách đặc thù đối với một số doanh nghiệp có khát vọng và bản lĩnh, có đủ năng lực và quy mô cho đầu tư, nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, tiên phong vươn tầm thế giới. Từ đó dẫn dắt các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị khu vực, chuỗi giá trị toàn cầu; từng bước làm chủ công nghệ, xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hấp dẫn trong “sân chơi” toàn cầu. Song song đó, cũng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ mạnh dạn đổi mới công nghệ, quy trình trình sản xuất và quản lý”, Chủ tịch UBND TPHCM nói.
Thứ sáu, không ngừng cải cách, đổi mới để đảm bảo vai trò dẫn dắt, quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Cần có cơ chế đặc thù để các khu công nghệ cao, khu công viên phần mềm phát huy vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ bảy, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực, kết hợp nội lực để bắt kịp xu thế phát triển khoa học công nghệ tiên tiến, phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất của đất nước.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, trong xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc chắn rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ sẽ nhường chỗ cho nền kinh tế tăng trưởng dựa vào hàm lượng công nghệ cao, đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng. Do vậy, để tiếp tục nâng cao tiềm lực, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu, bảo đảm cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Tuấn Minh (tổng hợp)
Tin khác
Thu giữ gần 5.500 vỉ tân dược nghi nhập lậu tại An Giang
Bình Dương: Xe bán tải va chạm xe máy, 2 người thương vong
Quảng Ngãi: Tàu hoả tông ô tô, 3 người thương vong
Hòa Bình: Nổ bình nén khí khiến một người tử vong
Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có từ 1 đến 3 phó giám đốc
Bộ Công an đề xuất hình thức công dân đăng ký thường trú, tạm trú qua mạng
Người dùng iPhone 12 bắt đầu sử dụng được 5G tại Việt Nam
(THPL)- Cùng lúc, các dòng máy khác như Samsung Galaxy S21, Oppo Reno 5G và Xiaomi Mi 11 cũng đã sử dụng được mạng 5G của Viettel.07/03/2021 13:27:59Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca được vận chuyển từ TPHCM ra Hà Nội
(THPL)- Tối ngày 6/3, những liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đầu tiên đã chính thức rời kho tổng VNVC tại TP.HCM, được vận chuyển bằng...07/03/2021 13:33:00Giá vàng và ngoại tệ ngày 7/3: Vàng giảm, USD tăng vọt
(THPL) - Tính trung bình tuần qua, giá vàng trong nước giảm 700 nghìn đồng/lượng theo đà giảm của thị trường thế giới.07/03/2021 08:40:33Dự báo thời tiết ngày 7/3: Miền Bắc có mưa và dông
(THPL) - Dự báo thời tiết ngày 7/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào...07/03/2021 08:39:01
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Mở “tiệc bay” cuối tuần với ưu đãi Amazing Weekend của Bamboo Airways
(THPL) - Bamboo Airways tung ưu đãi cuối tuần hấp dẫn mang tên Amazing Weekend, giảm trực tiếp 20% giá vé cho các nhóm khách gồm từ 3 người trở lên, đặt mua vé trong thời hạn từ 05/03/2021 – 07/03/2021, thời gian bay linh hoạt đến hết 30/10/2021. - Có hẹn với bầu trời, lên kế hoạch cùng nàng đi muôn nơi với giá vé từ 0...
- VinMart/VinMart+ gợi ý bí kíp chọn quà ngày 8/3 được lòng phái đẹp
- Muôn màu quà tặng ngày 8/3: Chuộng quà trải nghiệm, xu hướng tự thưởng...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Bamboo Airways đã vượt lên đứng đầu về số đường bay nội địa
(THPL) - Thống kê tính đến tháng 3/2021 cho thấy, Bamboo Airways đang dẫn đầu về số lượng đường bay nội địa với 57 đường, cao nhất trong số các hãng hàng không nội địa. - Bamboo Airways nâng cấp nhiều chính sách đáng chú ý bảo vệ quyền lợi hành...
- Vietcombank được The Asian Banker vinh danh “Ngân hàng mạnh nhất dựa trên...
- Nghệ nhân Hoàng Ngọc Minh: Xây dựng thương hiệu nơi ‘đầy nắng gió và...