08:36 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tiếp tục hi vọng vào gói hỗ trợ lần hai của Chính phủ

Quốc Cường | 08:34 15/11/2020

(THPL) – Theo khảo sát của nhiều chuyên kinh tế, an sinh xã hội. Gói hỗ trợ lần một của Chính phủ đối với người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do dịch COVID- 19 là chính sách rất tốt. Tuy nhiên, quá trình triển khai lại vướng không ít bất cập và tạo ra nhiều thất vọng trong dư luận xã hội. Do đó, gói hỗ trợ lần hai cần phải có trọng điểm và sâu sắc hơn nữa.

Theo thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực tế trong gói hỗ trợ lần một 62.000 tỷ đồng còn nhiều khoản hỗ trợ khác như hỗ trợ tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất; hỗ trợ cho vay, tiền giải quyết bảo hiểm thất nghiệp, Tiền mặt hỗ trợ chỉ khoảng hơn 30.000 tỷ đồng. Khảo sát thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ giải ngân đến nay vẫn còn thấp và đa số người được nhận hỗ trợ đều thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, cận nghèo. Trong khi đó, nhóm lao động chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người lao động tự do, lao động yếu thế thuộc khối phi chính thức, lao động trong các nhà máy, khu công nghiệp hầu như không tiếp cận được với hỗ trợ này, để được nhận tiền hỗ trợ, người lao động phải lấy xác nhận của cả hai nơi, nơi đăng ký thường trú và tạm trú, làm mất thời gian đi lại và tốn kém, nhất là đối với lao động tự do đến từ các tỉnh, thành ở xa.

(Hình minh họa)

Với lao động tự do, yêu cầu họ cần có xác nhận ở nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú là rất khó thực hiện vì những người này thường di chuyển liên tục theo thời vụ công trình, công việc, trong khi thủ tục xác nhận tạm trú ở nhiều nơi lại khá phức tạp. Với lao động chính thức cũng còn nhiều điều kiện không khả thi khiến họ không thể nhận được hỗ trợ. Chẳng hạn như phải thất nghiệp liên tục trên một tháng, có đóng bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp không có doanh thu. Trong khi trên thực tế, doanh nghiệp có thể bị khó khăn trầm trọng nhưng vẫn nỗ lực hoạt động cầm chừng đề tồn tại qua đại dịch, đồng thời người lao động cũng cố gắng trung thành không bỏ việc, trong khi thu nhập của họ đã sụt giảm nghiêm trọng rất cần được hỗ trợ. Qua những phân tích đó, các chuyên gia cho rằng nếu gói hỗ trợ lần hai mà những người trong nguồn lao động thực sự, những người đang hàng ngày trực tiếp tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế vẫn không nhận được nữa, thì ý nghĩa Chính phủ luôn đồng hành cùng toàn dân vượt qua đại dịch cũng không trọn vẹn công bằng,  Mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế lâu dài cũng không đạt được. Thậm chí còn làm mất lòng tin của người dân và doanh nghiệp.

Cũng dựa trên thực tế đó, một số chuyên gia đã đưa ra ý kiến đóng góp, nên gộp phần còn lại của gói hỗ trợ lần một với  gói hỗ trợ lần hai thành một gói cứu trợ tổng lực mạnh mẽ hơn. Đồng thời một số quy định còn hạn chế như lần một cũng cần thông thoáng, thực tế hơn, công bằng hỗ trợ với tất cả những ngành nghề bị ảnh hưởng, thời gian hỗ trợ cũng cần bám sát thực tế theo dịch COVID-19 hiện vẫn còn tiếp diễn trên toàn cầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của Việt Nam. hàng vạn người trong nguồn lao động chính của quốc gia vẫn đang rất cần hỗ trợ kịp thời, cố gắng vật vã mỗi ngày để sống và làm việc đợi đại dịch qua đi, lao động và thu nhập ổn dịnh trở lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cũng cho rằng, nên có hội đồng độc lập để tham khảo tất cả doanh nghiệp, bởi hiện tại nhu cầu cần được hỗ trợ thì rất lớn trong khi  khả năng và nguồn lực của Quốc gia không phải là vô hạn. Do đó các khoản hỗ trợ cũng cần phải được thẩm định chính xác, trung thực, đến với các địa chỉ có hiệu quả nhất.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu