Thấy gì qua kết quả kiểm toán tại Tập đoàn Cao su Việt Nam?
(THPL) - Chưa xử lý cổ tức trước khi cổ phần hóa, quản lý nợ không chặt chẽ, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước về tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và nhiều công ty thành viên thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam kinh doanh thua lỗ.
Tin liên quan
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
» Chương trình hợp tác nâng cao sức khỏe Việt Nam – Vương quốc Anh
» Không gửi thư mời họp, Cao su Sao Vàng bị phạt 85 triệu
» TP. HCM: Tổ chức thành công triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su 2019
Theo kết quả kiểm toán Nhà nước năm 2019 thực hiện kiểm toán giai đoạn 2016-2018 tại Tập đoàn Cao su Việt Nam, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều vấn đề tại Tập đoàn Cao Su Việt Nam, cụ thể: Việc xử lý số cổ tức, lời nhuận tại các doanh nghiệp có vốn góp phát sinh từ thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần nhưng Công ty mẹ - Tập đoàn chưa được chia gồm: (i) Giá trị cổ tức, lợi nhuận phát sinh từ kết quả sản suất kinh doanh 2016,2017 của tổ chức góp vốn những “Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên tại tổ chức nhận góp vốn sau thời điểm công ty mẹ - Tập đoàn chính thức chuyển thành công ty cổ phần (1/6/2018) là 498.482 triệu đồng.
Giá trị cổ tức, lợi nhuận phát sinh từ kết quả sản xuất kinh doanh 2016, 2017 của Tổ chức nhận góp vốn nhưng đến 31/12/2018 chưa được chia, nếu tính theo tỷ lệ góp vốn là 247.437 triệu đồng (nhóm công ty con là 208.641 triệu đồng, nhóm công ty liên kết 38.831 triệu đồng).
Việc xử lý số cổ phiếu của công ty cổ phần Cao su Phước Hòa và Công ty Cp Cao su Hòa Bình công ty mẹ - Tập đoàn được nhận thêm, không phải trả tiền từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Việc xử lý khoản dự thu lãi cho vay từ thời điểm sát nhập Công ty TNHH MTV Cao su Việt Nam đến thời điểm Công ty mẹ - Tập đoàn chính thức chuyển sang công ty cổ phần, chưa được xử lý khi xác định giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 387.897.312.461 đồng.
Quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn là 1.638 tỷ đồng, trích lập dự phòng nợ thu khó đòi là 5,1 tỷ đồng ( chưa trích là Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông).
Công ty mẹ - VRG bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng, phải trả nợ thay chưa thu hồi 200,68 tỷ đồng. ( Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang phải trả nợ thay, chưa thu hồi 100,87 tỷ đồng, Công ty CP cao su Phú Riềng- 92,28 tỷ đồng, Công ty CP chứng khoán cao su 7,33 tỷ đồng).
Chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tiền thuê đất và thuế sử dụng đất là 4 tỷ đồng. Giao khoán đất cho hộ gia đình và cá nhân chưa đúng quy định (Cty cao su Phước Hòa là 61,47 ha, Công ty CP cao su Tân Biên 13,43 ha; giao vượt hạn mức: Cty cao su Phước Hòa 1 trường hợp, Tân Biên 4 trường hợp).
Người đại diện phần vốn Nhà nước của Tập đoàn tại các công ty có vốn góp của Công ty mẹ - Tập đoàn chậm báo cáo, xin ý kiến Tập đoàn việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên để chia cổ tức đối với lợi nhuận từ năm 2017 trở về trước theo thời gian quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, trước Công ty mẹ - Tập đoàn chính thức chuyển thành công ty cổ phần, để đảm bảo lợi ích Nhà nước.
Người đại diện vốn của tập đoàn tại Công ty CP thép tấm miền Nam và các doanh nghiệp có vốn góp chưa có biện pháp quản lý kịp thời để tránh thua lỗ, thất thoát vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên doanh, liên kết có kết quả kinh doanh lỗ (gồm 06 công ty con do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 10 công ty cổ phần do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 11 công ty liên doanh, liên kết). VRG có 11 công ty liên tiếp lỗ lũy kế 1.050 tỷ đồng, đầu tư dài hạn tại khác tại 3 công ty có lỗ lũy kế 134 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai và Công ty TNHH MTV Cao su Chư Pa’h chuyển tiền góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác tại Lào, Campuchia khi chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Công ty TNHH MTV Cao su Eah’leo đầu tư vốn vào Công ty TNHH Kausu Eah’leo BM để thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Campuchia, phát sinh khoản phải thu từ tháng 9/2015 do khoản chi phí lãi vay và chi phí tô nhượng đất (số tiền 50.767 triệu đồng) không đủ điều kiện ghi nhận là chi phí đầu tư của dự án.
Để có thông tin đa chiều PV, đã liên hệ rất nhiều lần với Tập đoàn cao su Việt Nam nhưng vẫn không nhận được câu trả lời chính thức nào.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!
Thanh Hân - Huyền Huyền
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Erp
- Tấm cao su chính hãng
- Dự án căn hộ Destino Centro Bến Lức
- Mở bán QMS Top Tower