Thanh Hóa: Yêu cầu giải ngân 100% vốn đầu tư công
(THPL) - Tại Hội nghị trực tuyến sáng 8/3, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Tại đây Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các ngành phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, và yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh thành lập tổ công tác chỉ đạo việc giải ngân vốn đầu tư công.
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
» Đến năm 2045, Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu của cả nước
» Thanh Hóa: Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
» Tổ chức đấu giá thành công 10 mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND tỉnh có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng.
Tại báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị, tổng vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ quyết định là 12.505,572 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) là 8.805,657 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương (NSTW) là 3.699,915 tỷ đồng.
Số vốn đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân bổ, giao kế hoạch chi tiết là 10.335,108 tỷ đồng, bằng 82,6% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối NSĐP là 8.805,657 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch; vốn NSTW là 1.529,451 tỷ đồng, bằng 41,3% kế hoạch.
Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2023 UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành đơn vị cấp tỉnh, các chủ đầu tư triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Nhờ đó, giá trị khối lượng thực hiện 2 tháng đầu năm đạt 1.034 tỷ đồng, bằng 10% kế hoạch giao chi tiết; giải ngân đến ngày 28-2-2023 là 989 tỷ đồng (bằng 9,6% kế hoạch giao chi tiết, cao hơn 2,9% so với tỷ lệ giải ngân của cả nước). Trong đó vốn đầu tư trong cân đối NSĐP là 937,4 tỷ đồng, vốn NSTW là 51,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, nỗ lực, cố gắng của các chủ đầu tư, toàn tỉnh có 43/84 chủ đầu tư giải ngân đạt trên mức giải ngân trung bình của cả tỉnh, trong đó có 16 chủ đầu tư đã giải ngân đạt 100% kế hoạch (13 UBND cấp xã và 3 đơn vị khác); 25 dự án đã giải ngân đạt 100% kế hoạch, với số vốn là 124,674 tỷ đồng…
Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, đơn cử như về phân bổ vốn vẫn còn 2.170,464 tỷ đồng chưa phân bổ chi tiết cho các dự án, nhiệm vụ; trong đó 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.233,464 tỷ đồng, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội là 937 tỷ đồng.
Về tổ chức hiện hiện, toàn tỉnh có 10 chủ đầu tư giải ngân đạt dưới mức giải ngân trung bình của cả tỉnh, gồm 2 đơn vị cấp tỉnh và 8 UBND cấp huyện. Có 31 chủ đầu tư chưa giải ngân, gồm 4 sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; 8 UBND cấp huyện; 15 UBND cấp xã và 4 đơn vị khác.
Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức và thiếu tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời, dứt điểm…
Đối với chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội, năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã thông báo kế hoạch vốn NSTW cho tỉnh Thanh Hóa để thực hiện 5 dự án thuộc Chương trình là 937 tỷ đồng. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị đầu tư chậm nên đến nay Chương trình chưa được giao kế hoạch chi tiết năm 2023.
Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSTW thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh là 1.297,849 tỷ đồng.
Đến nay, UBND tỉnh mới giao chi tiết được 64,385 tỷ đồng (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững); số vốn còn lại chưa giao chi tiết là 1.233,464 tỷ đồng (các đơn vị đã báo cáo UBND tỉnh giao chi tiết là 430,869 tỷ đồng).
Tại hội nghị đại diện các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phân tích làm rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm theo kế hoạch năm 2023.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành lập tổ công tác chỉ đạo việc giải ngân vốn đầu tư công.
Trước những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá cao sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là những đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao; những địa phương có cách làm sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả. Tại hội nghị Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã nêu rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư các dự án; công tác quyết toán các công trình đã hoàn thành; công tác giải phóng mặt bằng, giá nguyên vật liệu… ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý các dự án trong thực thi nhiệm vụ; hạn chế về năng lực nhà thầu, năng lực tư vấn…
Theo ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hoạt động giải ngân vốn đầu tư công, việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội có vai trò, ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Làm tốt nhiệm vụ này sẽ tạo động lực mới, không gian mới cho sự phát triển, góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm…
Đề nghị các đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Các ngành, địa phương tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết toán các dự án đã hoàn thành. Công tác chỉ đạo, điều hành phải được thực hiện trên tinh thần thường xuyên, liên tục, quyết liệt, cụ thể, sâu sát.
Các huyện, thị xã, thành phố tập trung đẩy mạnh tiến độ lập, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định, trình phê duyệt hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sự dụng đất năm 2023 cấp huyện.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu giá, cấp quyền khai thác mỏ nhằm đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các tổ công tác chỉ đạo việc giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Xem xét, đánh giá đối với những đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp.
Kết luận hội nghị, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, vì sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới, đề nghị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan cần phải phối hợp chặt chẽ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao năm 2023.
Duy Duẩn
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt