15:37 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Thanh Hóa tiêu hủy 6.000 con lợn chết đuối, khắc phục ô nhiễm môi trường

09:35 14/10/2017

(THPL) - Hàng nghìn con lợn chết đuối bắt đầu phân hủy, các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa và huyện Yên Định đang khảo sát và tiếp cận hiện trường, lên phương án xử lý hết vào hôm nay (14/10).

Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo, trong ngày hôm nay phải khẩn trương di chuyển số lợn còn sống tại Trại giam số 5 đến nơi an toàn, còn lại tiến hành thu gom số lợn đã chết để đưa đi tiêu hủy, đồng thời tiến hành tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại, đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường.

Hình ảnh lợn chết nổi trắng khắp trang trại. (Ảnh: ITN)

Ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết thêm: “Hiện số lợn chết tại Trại giam số 5 vào khoảng 6.000 con, bao gồm 2.000 con lợn giống và 4.000 con lợn thịt, ước tính chỉ còn 300 con sống. Hiện địa phương đang tích cực chỉ đạo, phối hợp với đơn vị chăn nuôi tiến hành di chuyển những con lợn còn sống đến nơi an toàn, trong hôm nay và ngày mai sẽ tập trung xử lý môi trường, tiến hành thu gom lợn chết để tiêu hủy”.

Trước đó, ngày 11/10, một trang trại nuôi lợn của công ty Thái Dương ngập chìm trong nước, khiến hơn 6.000 con lợn chết đuối, tiềm ẩn nguy cơ gây mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời.

Trại lợn Thái Dương đặt tại Trại giam số 5 thuộc Tổng cục 8. Nước ở đây đã dâng được 3 ngày nhưng đến 13/10 nước vẫn cao khoảng 1,5m. Đây chỉ là 1 trong số 4 chuồng nuôi lợn của công ty này. Hàng ngàn con lợn chết, xác nổi lềnh phềnh trên mặt nước và bốc ra mùi hôi rất khó chịu.

Do lũ lên nhanh, lại ngập sâu tới gần nóc chuồng nên việc ứng cứu là bất khả thi. Chuồng C1 có hơn 600 con, giờ chỉ còn chưa đến 30 con còn sống, nhưng cũng đang thoi thóp. Số lợn chết quá nhiều, nhiều con đã trôi ra ngoài chuồng, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Do nước lũ vẫn bao vây nên việc tiếp cận để tiêu hủy số lợn này gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài huyện Yên Định, các địa phương khác như Thọ Xuân, Nông Cống, Thường Xuân cũng có thiệt hại rất lớn về chăn nuôi. Theo thống kê ban đầu của huyện Nông Cống, có 6 trang trại bị lũ nhấn chìm, hơn 200 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập hoàn toàn; gần 200 con lợn và hơn 7.000 con gia cầm bị chết vì lũ. Đến ngày 13/10, một số nơi nước đang rút dần, nhưng về cơ bản, nhiều xã và các hộ dân vẫn đang bị cô lập.

Tường Vy (t/h)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu