Sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy
(THPL) - Sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định của Luật XLVPHC để kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thi hành, đảm bảo hệ thống pháp luật về xử lý VPHC phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy; đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, cải cách hành chính...
Ngày 21/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm việc với Cục Kiểm tra Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính (Cục KTVB&QLXLVPHC) về một số nội dung liên quan đến Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) (sửa đổi).

Dự thảo Luật XLVPHC (sửa đổi) nhằm sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định của Luật XLVPHC để kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thi hành, đảm bảo hệ thống pháp luật về xử lý VPHC phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy; đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác xử lý VPHC; đơn giản hóa thủ tục trong xử lý VPHC, bảo đảm tính linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thi hành pháp luật.
Trước yêu cầu cấp bách của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đồng thời đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước, hệ thống quy định của Luật XLVPHC đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn hiện nay như:
Một là trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC còn rườm rà, phức tạp. Việc lập biên bản, ra quyết định xử phạt và áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn nhiều bước trung gian, kéo dài thời gian xử lý, làm giảm hiệu quả thực thi pháp luật.
Hai là trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý trở thành một yêu cầu tất yếu. Nếu không sớm có sự điều chỉnh, pháp luật về xử lý VPHC sẽ tiếp tục trì trệ, trong khi tiềm năng của công nghệ số chưa được khai thác triệt để để nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện trong quản lý nhà nước.
Ba là việc sáp nhập, hợp nhất các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành chính, sự chuyển giao nhiệm vụ quản lý giữa các bộ, ngành tác động lớn đến các quy định về thẩm quyền xử phạt VPHC, thẩm quyền quyết định cưỡng chế, thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC của các chức danh và các quy định về quy trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, tổ chức thi hành các quyết định trong xử lý VPHC.
Bốn là một số các quy định cụ thể liên quan đến mức tiền phạt tối đa, thẩm quyền phạt tiền, mức tiền phạt đối với hành vi,... trong Luật XLVPHC đã trở nên lạc hậu so với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay; các quy định về thi hành quyết định xử phạt VPHC, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC chưa thực sự phù hợp và chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn (như quy định phải thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề hiện nay không còn phù hợp khi nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp dưới dạng điện tử)…
Tại buổi làm việc, một số đại biểu đề xuất sửa đổi, bổ sung thêm chức năng thanh tra; quy định rõ cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC; quy định chủ thể, hình thức xử phạt trong xử lý VPHC. Bởi hiện nay vi phạm trong môi trường mạng lại gia tăng, trong khi đó, chủ thể, pháp nhân vi phạm không hiện diện tại Việt Nam; quy định cụ thể, thống nhất các biện pháp xử lý hành chính; thời hiệu xử phạt VPHC thống nhất với lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước…
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh, cùng với việc sửa các điều liên quan đến tổ chức bộ máy, cần rà soát lại để sửa những nội dung còn vướng trên thực tế, thực tiễn tổ chức thi hành như: Lập biên bản, kho vật chứng giữ, tạm giữ… Đây là những khó khăn, cản trở hoạt động thực tiễn xử phạt VPHC của các chức danh có thẩm quyền xử phạt, những quy định có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cần tập trung vào nhóm các quy định nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, trong đó có việc khẳng định trách nhiệm của Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác xử lý VPHC. Đặc biệt, cần quy định các nguồn lực để đảm bảo cho công tác xử lý VPHC như: Bổ sung những nguyên tắc về kinh phí cho thi hành pháp luật về xử lý VPHC là do ngân sách nhà nước bảo đảm; chủ trương trích một phần tiền thu từ xử phạt VPHC sau khi đã nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động xử lý VPHC; tăng thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực về con người...
Đỗ Khuyến (t/h)
Tin khác
Ngân hàng Phương Đông tiếp tục nằm trong Top Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Khoảng 170.000 tỷ đồng chi cho cán bộ thôi việc khi tinh gọn bộ máy
Cục Quản lý Dược yêu cầu tăng cường kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo
Bộ Công an sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo trên truyền thông
(THPL) - Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo, kiểm duyệt nội dung...23/04/2025 15:45:55Dự báo giá xăng tăng mạnh trong kỳ điều hành ngày mai 24/4
(THPL) - Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày...23/04/2025 15:33:07Triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5
(THPL) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã quyết định triển khai chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH của tháng 5/2025 sớm hơn thông lệ cho hơn...23/04/2025 14:33:35Nhiều mẫu ô tô Trung Quốc vừa ra mắt tại Việt Nam đã đồng loạt giảm giá
(THPL) - Thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2025 chứng kiến làn sóng xe Trung Quốc gia nhập ngày càng mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các...23/04/2025 13:45:39