02:25 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tâm sự của nữ doanh nhân thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ

| 15:03 19/12/2016

(THPL) - Hầu đồng (Lên đồng) là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào hồi 21h15 (giờ Việt Nam) ngày 1/12.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc từ quan niệm thần thánh hóa thiên nhiên của người Việt cổ, dưới khái niệm Thánh Mẫu, hay nữ thần Mẹ.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với "cô đồng" Nguyễn Thị Kim Nhung đã và đang theo hầu đồng tại các đền Mẫu. Chị hiện đang sinh sống, làm việc tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ngoài việc hầu đồng tại các đền thờ Mẫu, chị còn là một trong những doanh nhân thành đạt với công việc kinh doanh vật liệu xây dựng.

Chị Nhung trong một buổi hầu đồng (Ảnh: Đức Quý )

Chào chị Nguyễn Thị Kim Nhung, là một doanh nhân có vẻ ngoài xinh đẹp. chị có e ngại về những "điều tiếng" xung quanh việc hầu đồng của mình hay không?

Nói về việc đi hầu đồng, người ta nói đi hầu là nhiều tiền, nhưng mỗi vấn hầu hay đi hầu ở đâu Nhung cũng đều tự bỏ tiền của mình ra để mua đồ lễ. Nhung nghĩ mỗi người một "nghề", mỗi người một "nghiệp", vận vào ai thì người đó có "lộc". Chính Nhung cũng luôn coi việc hầu đồng là công việc quan trọng của mình, nhưng mỗi năm chỉ đi hầu ba vấn là đủ, còn lại là dành thời gian cho gia đình và những đam mê công việc khác của mình.

Bản thân Nhung cũng không ngại điều tiếng xung quanh việc này, vì đó là công việc mà Nhung phải làm. Nếu chỉ chú ý đến điều tiếng mà ảnh hưởng tới công việc hầu đồng của mình thì mọi thứ cũng...không còn trở nên "thiêng" nữa. Nếu ngại về "điều tiếng" thì Nhung đã không làm việc này.

Hình ảnh trong một buổi diễn xướng hầu đồng của chị Nhung (Ảnh: Đức Quý )

Là phụ nữ, lại là một doanh nhân, gia đình và bạn bè có thông cảm và hiểu công việc của chị hay không?

Nhung ý thức rất rõ bản thân mình là người như thế nào. Mình cảm thấy thật may mắn vì gia đình và bạn bè cũng có nhiều người theo "hầu đồng" và cũng là "đồng bóng" giống như Nhung. Chính vì thế, mỗi khi đi lễ ở một nơi nào đó về, Nhung luôn được bạn mình đưa đón và chăm sóc tận tình, chu đáo. Có những việc mà Nhung quên, thì chồng mình luôn nhắc nhở và khuyên không nên chú ý nhiều vào những lời nói của người khác. Chồng của Nhung rất hiểu và thông cảm cho mình mỗi khi mình đi hầu và luôn đưa mình đến nơi hầu để chờ đợi mình hầu xong mới cùng về. Đó cũng là sự thông cảm, sẻ chia mà Nhung may mắn đã có được.

Hiện nay, vẫn có nhiều người chưa hiểu nhiều về ý nghĩa thật sự của việc hầu đồng, thậm chí là hiểu sai là "buôn thần, bán thánh"-  Chị Nhung có ý kiến gì về việc này?

Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Đạo Mẫu là hướng đến cuộc sống an lành, hết sức đời thường, thực tế mà bất cứ thời đại nào cũng có. Do vậy, xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì đạo Mẫu lại càng phát triển bấy nhiêu. Theo như Nhung được biết, hiện nay ở một số trường đã đưa môn hầu đồng thành một môn học trong tín ngưỡng dân gian, điều đó hoàn toàn là phù hợp và đúng đắn. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt. khi con người quá mong muốn cầu xin "lộc" để thuận lợi cho mình thì lại càng dễ bị lợi dụng, nhất là trong tín ngưỡng càng dễ bị lừa.

Chính vì thế cần hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của sự việc, tránh để mọi việc trở nên cực đoan. Hầu đồng là để "yên căn, yên số, yên bản mệnh", xin sự an lành của chính mình chứ không phải là nơi xin "lộc, lá". Chính vì mọi người hiểu nhầm vấn đề nên Nhung phải nói lại cho rõ đó không hề có sự "buôn thần bán thánh", chỉ là khi bị lợi dụng hoặc hiểu sai vấn hầu sẽ có những ý nghĩ như thế.

Hiện nay, UNESCO đã công nhận đạo Mẫu là di sản sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam. Bản thân chị có cho rằng đây là tin vui cũng như việc hầu đồng, hầu thánh là tín ngưỡng cần bảo tồn và phát huy?

Chắc chắn hầu đồng là một nét đẹp văn hoá tín ngưỡng cần bảo tồn và phát huy. Đạo Mẫu, từ tín ngưỡng của người làm nông nghiệp cầu sự sinh sôi nảy nở chuyển sang thương mại và cầu mong cái tài, cái lộc. Bản thân Nhung cũng hy vọng gửi đến cho mọi người những vấn hầu thuận lợi, mong cho con người mãi mãi bình an.

Cảm ơn chị về những chia sẻ.

Đức Quý - Thanh Hà

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu