Số ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng mạnh, vượt 2.000 ca/tuần
(THPL) - Theo CDC Hà Nội, số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội đang tiếp tục tăng mạnh. Trong tuần vừa qua ghi nhận hơn 2.000 ca, tăng gấp đôi so với tuần cuối tháng 8. Ngoài ra, thành phố cũng ghi nhận thêm 72 ổ dịch sốt xuất huyết tại 15 quận, huyện.
Tin liên quan
- Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
» Số ca nhiễm sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đã vượt 1.000 ca/tuần
» Số ca nhiễm sốt xuất huyết tại Hà Nội gia tăng, người dân cần chủ động phòng tránh
» Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 8 đến 15/9), trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng gấp đôi so với tuần cuối của tháng 8/2023). Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần là: Phú Xuyên (163 ca), Hoàng Mai (136 ca), Cầu Giấy (134 ca), Hà Đông (132 ca), Đống Đa (125 ca), Đan Phượng (122 ca), Thanh Oai (119 ca), Thanh Trì (104 ca).
Ngoài ra, các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần là phường Định Công, quận Hoàng Mai (44 ca); xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (40 ca); phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy (34 ca); xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (35 ca); xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất (34 ca); xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (31 ca)…
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng gần 4 lần; số ca tử vong tương đương.
Bệnh nhân ghi nhận từ đầu năm đến nay phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 533/579 xã, phường, thị trấn. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là: Thạch Thất (833 ca), Hoàng Mai (827 ca), Thanh Trì (727 ca), Hà Đông (607 ca), Phú Xuyên (603 ca), Đống Đa (577 ca), Cầu Giấy (558 ca), Nam Từ Liêm (523 ca).
Cũng trong tuần này, Hà Nội ghi nhận thêm 72 ổ dịch sốt xuất huyết tại 15 quận, huyện: Đống Đa (16 ổ dịch); Hà Đông, Hoàng Mai – mỗi nơi có 8 ổ dịch; Thanh Oai (7 ổ dịch); Phúc Thọ (6 ổ dịch); Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm - mỗi nơi có 4 ổ dịch; Tây Hồ, Quốc Oai, Phú Xuyên (3 ổ dịch); Đan Phượng, Thường Tín, Ba Vì (2 ổ dịch); Hoàn Kiếm, Mỹ Đức (1 ổ dịch).
Tổng số ổ dịch tính đến thời điểm hiện tại là 730. Hiện còn 258 ổ dịch đang hoạt động tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó một số ổ dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá - huyện Thạch Thất (439 ca); xã Hữu Bằng - huyện Thạch Thất (306 ca); thôn Nguyên Hanh - xã Văn Tự - huyện Thường Tín (91 ca); thôn Đống - xã Cao Viên - huyện Thanh Oai (57 ca); phường Ô Chợ Dừa - quận Đống Đa (29 ca)…
Theo đánh giá của CDC Hà Nội, thành phố đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết với số ca mắc không ngừng gia tăng. Kết quả kiểm tra, giám sát một số ổ dịch trong tuần vẫn ghi nhận chỉ số BI vượt ngưỡng nguy cơ từ 2 đến 3 lần (theo quy định BI=20).
Nguyên nhân khiến số ca sốt xuất huyết tăng được cho là Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa, một số nơi có dân cư đông đúc, biến động dân số phức tạp. Đặc biệt, hiện tượng biến đổi khí hậu và El Nino trong năm 2023-2024 có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, khiến bệnh sốt xuất huyết và các bệnh khác do muỗi truyền tăng nhanh.
Một nguyên nhân khác được CDC chỉ ra là người dân chưa hiểu đúng về cách phòng chống sốt xuất huyết. Như tại một số quận huyện, nhiều người không có ý thức vệ sinh, dọn dẹp môi trường, cảnh quan sạch sẽ. Từ đó, muỗi có thể trú ngụ và sinh sản trong các vật dụng nhỏ như vỏ lon nước ngọt bị bỏ quên, mảnh chén, bát vỡ, lốp xe cũ treo ngoài hàng rào, xô nước không được đậy kỹ, bể chứa nước không có nắp đậy...
Một số người cho rằng nơi nước sạch thì không có muỗi. Thực tế, muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết có khả năng sinh sản cao, tập tính đẻ ở nơi nước trong, sạch, ấm. Vì vậy, muỗi vẫn phát triển nếu người dân chỉ loại bỏ nước bẩn. Mặt khác, nhiều người có thói quen phòng, chống muỗi đốt vào ban đêm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo muỗi gây sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày.
Liên quan đến phòng dịch bệnh sốt xuất huyết, TS Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị quyết liệt hơn trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết. Trong đó, CDC Hà Nội cùng các TTYT quận, huyện, thị xã chủ động giám sát ca bệnh, giám sát ổ dịch, giám sát tình hình muỗi truyền bệnh, tích cực xử lý ổ dịch ngay khi có ca bệnh được ghi nhận.
TTYT quận, huyện, thị xã tham mưu cho chính quyền địa phương các biện pháp phòng chống dịch. Chủ động thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng bệnh.
Với công tác điều trị bệnh nhân, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội lưu ý các đơn vị cần chú trọng công tác phân luồng, phân tuyến điều trị, chủ động phát hiện sớm, kịp thời phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nặng để điểu trị tích cực, hạn chế thấp nhất ca bệnh tử vong. Đồng thời, rà soát hóa chất, máy móc, vật tư tiêu hao… trong công tác dự phòng; rà soát và bổ sung các loại thuốc, chế phẩm máu… trong điều trị sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa mưa. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh. Các chuyên gia dự báo số ca bệnh tại Hà Nội tiếp tục tăng, theo quy luật từ tháng 6 đến tháng 11, khuyến cáo người dân có các biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình.
Các địa phương giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.
Tú Linh (t/h)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt