SMBC hối thúc Eximbank tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2019 lần 2
Là bên đề nghị và nhiều lần đốc thúc HĐQT Eximbank tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ bất thường, Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) thêm một lần nữa phải bày tỏ quan điểm để quyền cổ đông của mình tại Eximbank được tôn trọng.
Tin liên quan
- Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/11: Vàng trong nước bật tăng mạnh
» Vietcombank ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank
» Gần 6 tỉ đồng tiền gửi của khách hàng biến mất tại ngân hàng OCB
» LienVietPostBank hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Như các thông tin truyền thông đã đề cập, “liên hoàn” Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – Mã CK: EIB) hôm 30/6 đã “vỡ” cả 2 phiên - ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (buổi sáng) và ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 (buổi chiều). Đều chung một lý do: không đủ túc số để tiến hành.
Nếu như việc triệu tập phiên họp ĐHĐCĐ thường niên lần 2 được HĐQT Eximbank khẳng định “sẽ thông báo thời gian và địa điểm cụ thể sau, theo thủ tục triệu tập được pháp luật quy định” và trên thực tế đã “chốt” tổ chức vào ngày 29/7/2020, thì việc triệu tập phiên họp ĐHĐCĐ bất thường dường như đang bị tạm quên.
Là bên đề nghị và nhiều lần đốc thúc HĐQT Eximbank tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ bất thường, giới lãnh đạo chóp bu của Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) thêm một lần nữa phải bày tỏ quan điểm, cũng như quyết tâm “thanh lọc” HĐQT Eximbank của mình.
Ngày 10/7/2020, đại diện của SMBC đã có văn bản gửi HĐQT Eximbank liên quan đến việc triệu tập phiên họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lần 2.
Lưu ý, văn bản cũng được đồng kính gửi tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng và Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng - NHNN.
Theo quan điểm của SMBC, việc triệu tập một cuộc họp ĐHĐCĐ theo quy định tại Điều 33.2 của Điều lệ Eximbank cũng được áp dụng cho một cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường.
Cụ thể, trong trường hợp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành do không đủ túc số thì được triệu tập họp lần 2 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức cuộc họp lần thứ nhất.
Do đó, SMBC yêu cầu HĐQT Eximbank quyết định và thông báo cho các cổ đông kế hoạch chi tiết cho việc triệu tập ĐHĐCĐ bất thường lần 2 trong thời gian sớm nhất có thể theo các điều khoản và điều lệ của Eximbank.
“Liên quan đến việc này, một điểm quan trọng cần lưu ý lại là cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm giải quyết các vấn đề thuộc về năm tài chính 2019, nhưng chưa được giải quyết vì bị trì hoãn thời gian dài.
Do đó, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường cần phải được tiến hành trước để giải quyết xong tất cả các vấn đề của năm tài chính 2019, trước khi chuyển qua xem xét các vấn đề của năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025” – văn bản được Giám đốc Điều hành Cấp cao của SMBC ký, nêu rõ.
“Các vấn đề thuộc về năm tài chính 2019” mà SMBC đề cập nhiều khả năng chính là những nội dung mà họ đã nhiều lần đề xuất khi đề nghị tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ bất thường từ năm 2019. Đó là việc xem xét bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh, bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên HĐQT và cắt giảm quy mô HĐQT.
Không rõ có phải ngại đề xuất "thanh lọc HĐQT" mà SMBC đưa ra hay không mà có vẻ một bộ phận trong HĐQT Eximbank lại chưa muốn phiên ĐHĐCĐ bất thường 2019 của ngân hàng này được tiến hành, hoặc chí ít là muốn trì hoãn thêm. Nên biết, cách đây ít tháng, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng (NHNN) đã phải ra văn bản kết luận việc HĐQT Eximbank không triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 được xem như là sự vi phạm của Thành viên HĐQT. Các thành viên HĐQT không đồng ý tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường đã bị lập biên bản xử phạt hành chính cá nhân.
Đáng nói hơn, khi nghị trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lại rất được các cổ đông của Eximbank quan tâm. Bằng chứng là hôm 30/6, đại hội này đã thu hút được sự tham dự của 129 cổ đông, đại diện cho 51,92% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết - cao hơn hẳn so với con số 17,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết "check-in" ở phiên ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 diễn ra buổi sáng.
Dù số chưa đủ túc số để tiến hành vào hôm đó, nhưng nhắc lại rằng, theo quy định tại Điều lệ Eximbank - như SMBC đã dẫn ra: trong trường hợp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành do không đủ túc số thì được triệu tập họp lần 2 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức cuộc họp lần thứ nhất.
Mà nên biết, phiên ĐHĐCĐ lần 2 này sẽ được tiến hành với túc số yêu cầu chỉ là 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Với 51,92% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã "check-in" ở phiên 30/6, rõ ràng ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lần 2 của Eximbank sẽ có cửa rất sáng để tiến hành.
Nhưng phiên đại hội ở thời điểm "hoàng hôn" của nhiệm kỳ VI (2015 - 2020) này liệu có còn ý nghĩa gì, nếu phiên ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lại được tổ chức trước và thành công, kiện toàn xong xuôi thượng tầng lãnh đạo và các nội dung nền tảng khác cho nhiệm kỳ VII (2020 - 2025)?!
Không lạ khi trong văn bản của mình, cổ đông chiến lược đến từ Nhật Bản đã đề nghị: "Cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường cần phải được tiến hành trước để giải quyết xong tất cả các vấn đề của năm tài chính 2019, trước khi chuyển qua xem xét các vấn đề của năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025".
Dĩ nhiên, khả năng thành công của phiên ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần 2 của Eximbank vẫn còn bỏ ngỏ, khi mà lần tổ chức hôm 30/6 túc số tham dự chỉ đạt hơn 17%.
Theo Pháp luật VN
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt