"Phù thủy của các lễ hội" huy động 500 nghệ sĩ tái hiện các triều đại trong 990 năm Thanh Hóa
(THPL) - Chương trình sẽ huy động lực lượng nghệ sỹ, diễn viên hơn 500 người như: NSND Hương Thơm, NSND Trương Hải Thọ, nhạc sỹ NSƯT Thế Việt, NSND Trần Bình,...
Tin liên quan
- Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
» Độc đáo và hấp dẫn Lễ hội Hoa làng nghề 2019
» Thanh Hóa: Lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái, TP Sầm Sơn sẽ diễn ra vào tối nay
» 51 nhà hàng Việt Nam tham gia Lễ hội ẩm thực Pháp 2019
Chiều 18/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp báo thông tin về các hoạt động kỷ niệm 990 Thanh Hóa. Tỉnh Ủy, Ban Tuyên giáo, UBND và Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa mời hội đồng cố vấn bao gồm các nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam đến từ Viện Sử học, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và chuyên gia Thanh Hóa để trao đổi, phản biện với một tinh thần hết sức khách quan và khoa học.
Theo đó, chương trình Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa sẽ diễn ra tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa vào 20 giờ tối 8/5/2018 với chủ đề Tỏa sáng cùng non sông đất nước, được thực hiện theo hình thức sân khấu hóa.
Chương trình gồm 90 phút, trong đó phần nghệ thuật dài 50 phút, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và Đài PTTH Thanh Hóa. Không gian dàn dựng chương trình là sân khấu Quảng trường Lam Sơn với chiều dài hơn 100m, phục vụ trên 20.000 khán giả tham dự trực tiếp và hàng triệu khán giả theo dõi qua truyền hình.
Chương trình có tính chất sử thi làm nổi bật vùng đất và con người trải dài từ thời Lý, Trần, Hồ, hậu Lê, Trịnh-Nguyễn cho tới thời đại ngày nay.
Từ chủ đề “Tỏa sáng cùng non sông đất nước”, tác giả kịch bản đạo diễn Lê Quý Dương đã phát triển chương trình theo ba chương với 9 trường đoạn liên tục và liền mạch gồm: Địa linh nhân kiệt – Truyền thống anh hùng – Khát vọng thịnh vượng. Chương I: Địa linh nhân kiệt với các trường đoạn: Cội nguồn xứ sở - Hội thề Đồng cổ - Gọi tên quê hương. Chương II: Truyền thống anh hùng với các trường đoạn: Bài ca giữ nước – Kỳ tích Hàm Rồng – Tỏa sáng cùng non sông đất nước. Chương III: Khát vọng thịnh vượng với các trường đoạn: Nghị lực vươn lên – Đổi mới phát triển – Khát vọng thịnh vượng.
Chương trình sẽ huy động lực lượng nghệ sỹ, diễn viên hơn 500 người như: NSND Hương Thơm, NSND Trương Hải Thọ, nhạc sỹ NSƯT Thế Việt, NSND Trần Bình (Đạo diễn dàn dựng các trường đoạn), NSƯT Mạnh Tiến (Giám đốc Âm nhạc), Họa sỹ Phạm Duy Phương (Xây dựng ý tưởng thiết kế sân khấu), NSƯT Nguyễn Đạt Tăng (Thực hiện Sân khấu). NSƯT Trọng Tấn, NSƯT Anh Thơ, NSƯT Huyền Trang, NSƯT Lê Anh Dũng. Các biên đạo múa Thiên Lãng, Thanh Hải, Tùng Dương, Nguyễn Thùy, đến từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa. Cùng đó là sự tham gia biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Thanh Hóa, Nhà hát Lam Sơn, Đại học VHTTDL Thanh Hóa, Đại học Hồng Đức, CLB Tuồng Thăng Long Hà Nội và các võ sinh võ cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh đó sẽ có 99 thiếu nữ xinh đẹp như những tiên nữ cầm lư hương trầm bước vào không gian sử thi của chương trình.
Theo đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ, với dung lượng lịch sử quá lớn, để nêu bật 990 năm Thanh Hoá, từ các vua Hùng, Bà Triệu, thời Lý, Trần, hậu Lê, Trịnh, Nguyễn, thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, đến thời nay phát triển thịnh vượng, anh chỉ chọn ra những điều tiêu biểu nhất, tinh tuý nhất để gói gọn được thông tin lịch sử hào hùng đó. Tổng thể không gian sân khấu là sự kết hợp giữa mỹ thuật sắp đặt tĩnh và động với kỹ thuật hiện đại và điểm nhấn của chương trình là tôn vinh Thần trống Đồng hiện còn được thờ ở đền Đồng Cổ, ngôi đền lâu đời nhất trên xứ Thanh. Trên sâu khấu sẽ có một trống đồng thật của Đông Sơn.
Câu chuyện sẽ được biểu tượng hóa thành câu chuyện kể của Thần Đồng cổ. Từ mặt trống đồng trung tâm mở ra hai phía là các di tích văn hóa lịch sử xưa và các công trình hiện đại hôm nay như đền Đồng Cổ, thành nhà Hồ, tượng đài Lê Lợi (bên trái), mô hình biểu tượng của tỉnh, cầu Hàm Rồng và các khu công nghiệp hiện đại (bên phải). Bao quanh sân khấu là 27 cột đuốc sừng sững tượng trưng cho 27 đơn vị hành chính của Thanh Hóa.
Không chỉ vậy, kỹ thuật dàn dựng sân khấu sẽ chuyên nghiệp và hiện đại, với hệ thống màn hình LED hiện đại, hệ thống hình ảnh video, hệ thống pháo kỹ xảo sân khấu. Các chuyên gia pháo hoa kỹ xảo của Singapore phối hợp với Tổng đạo diễn và nghệ nhân Thanh Minh thiết kế kỹ thuật pháo hoa mở màn độc đáo, tương tác với video, múa và nghệ thuật âm nhạc trống đồng. Đáng chú ý có hơn 2970 ống pháo hoa kỹ xảo sân khấu được chia thành ba lần trong chương trình, mỗi lần 990 ống tượng trưng cho lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa.
Được biết, đạo diễn Lê Quý Dương là tác giả kịch bản và Tổng đạo diễn dàn dựng các lễ hội sự kiện sử thi và hiện đại quy mô quốc gia và quốc tế tại Việt Nam với hàng loạt các chương trình nổi tiếng như Festival Huế, Festival Biển Nha Trang, Festival Dừa Bến Tre, Festival Lúa gạo Sóc Trăng, Festival Đờn ca Tài tử Nam bộ, Bạc Liêu, Festival Cà phê Buôn Ma Thuột, Festival Gốm Bình Dương, Festival Di sản Hội An Quảng Nam, Festival Pháo Hoa Đà Nẵng và nhiều chương trình Lễ Kỷ niệm lớn khác của đất nước.
Được mệnh danh “Phù thủy của các lễ hội”, đạo diễn Lê Quý Dương từng lập 6 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Anh cũng là tác giả và đạo diễn đã đặt nền móng cho sân khấu thực cảnh tại Việt Nam qua các chương trình Đêm Hoàng Cung lấy toàn bộ thực cảnh của Đại Nội Huế để dàn dựng tại các kỳ Festival Huế từ 2006 đến 2014, chương trình Huyền thoại sông Hương lấy thực cảnh 15km trên sông hương để dàn dựng tại Festival Huế 2008 và 2010. Ông từng vinh dự được GS.TS. Trần Văn Khê, đại diện Hội đồng Âm nhạc, Văn chương và Nghệ thuật của UNESCO trao tặng Bằng Danh dự vì những đóng góp xuất sắc trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, được giới truyền thông mệnh danh là “Vua lễ hội” trong nhiều năm qua.
Hiện nay, Lê Quý Dương là Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Sân khấu Thế giới ITI của UNESCO và là Chủ tịch của Diễn đàn Festival Quốc tế với hơn 100 quốc gia thành viên.
Ngân An
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Tour Nhật Bản Giá Rẻ Trọn Gói