00:33 ngày 20/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Phát hiện tín hiệu vô tuyến bất thường từ trung tâm Dải Ngân hà

19:14 13/10/2021

(THPL) – Theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal, tín hiệu vô tuyến bất thường xuất phát từ hướng của trung tâm Dải Ngân hà được ghi nhận một cách đứt quãng và độ sáng của nguồn phát dao động cực mạnh.

Theo TTXVN, các nhà thiên văn học thuộc trường Đại học Sydney (Australia) đã phát hiện những tín hiệu bất thường xuất phát từ hướng của trung tâm Dải Ngân hà. Khám phá này được đăng trên tạp chí Vật lý thiên văn - The Astrophysical Journal ngày 12/10.

Tín hiệu vô tuyến kỳ lạ ở tâm Dải Ngân hà truyền đến Trái đất. Ảnh: Đại học Sydney

Tác giả Ziteng Wang, nghiên cứu sinh tại Đại học Sydney (Úc), cho biết tín hiệu vô tuyến được ghi nhận một cách đứt quãng và độ sáng của nguồn phát dao động cực mạnh, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal.

“Điều này có nghĩa là ánh sáng của tín hiệu này chỉ dao động theo một hướng, song hướng đó sẽ quay theo thời gian. Độ sáng của vật thể cũng thay đổi đáng kể theo hệ số 100, và tín hiệu bật và tắt dường như ngẫu nhiên”, ông Wang Ziteng nói.

Các nhà khoa học đặt tên cho sóng vô tuyến phát sinh từ một nguồn mới bất thường này là SKAP J173608.2-321635 theo tọa độ của nó. ASKAP là mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến gồm 36 đĩa ăng ten ở Tây Úc. Đây cũng là kính thiên văn đầu tiên giúp họ khám phá hiện tượng chưa xác định ở trung tâm Dải Ngân hà.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu nhận định rằng tín hiệu vô tuyến lạ trên có thể là một sao xung, loại sao neutron (chết) rất dày đặc, quay rất nhanh, hoặc một loại sao phát ra các tia sáng Mặt Trời khổng lồ. Tuy nhiên, các tín hiệu từ sóng vô tuyến mới này xuất hiện với các nguồn biến đổi mà các nhà nghiên cứu chưa được hiểu rõ.

Sau cuộc khảo sát thiên văn nhằm tìm kiếm những vật thể mới bất thường trong giai đoạn 2020-2021, các nhà thiên văn học chưa phát hiện thêm thông tin gì về nguồn sóng vô tuyến thoáng qua này.

“Vật thể này vô cùng lạ lùng. Ban đầu nó hoàn toàn vô hình, trước khi sáng rực lên và lu mờ, và rồi xuất hiện trở lại”, theo đồng tác giả Tara Murphy, giáo sư Đại học Sydney.

Các nhà khoa học đã thử quan sát bằng kính thiên văn vô tuyến MeerKAT nhạy  hơn ở Nam Phi. Tuy nhiên vì tín hiệu không liên tục, nên họ chỉ có thể quan sát nó khoảng 15 phút trong vòng vài tuần, theo báo Thanh niên.

Hiện nhóm chuyên gia Úc vẫn chưa xác định được danh tính của nguồn tín hiệu trên và ASKAP J173608.2-321635 vẫn là bí ẩn chưa lời giải.

Nhóm các nhà thiên văn trên sẽ tiếp tục theo dõi sát tín hiệu lạ để tìm kiếm thêm manh mối về nguồn gốc của nó.

Hạ Nguyễn tổng hợp

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu