Ninh Thuận: Tỉnh nghèo xây nhà máy nước tiền tỷ rồi bỏ hoang
(THPL) - Nhà máy nước Phước Nam, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng. Nhưng từ khi khánh thành đến nay vẫn trong tình cảnh “đắp chiếu” chờ chủ trương đấu giá. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục công trình nhà máy này đã xuống cấp trầm trọng.
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Ninh Thuận: Công viên biển Bình Sơn đầu tư trăm tỷ, sử dụng vài năm đã hư hỏng
» Hải Phát Land huy động vốn trái phép, Công an Ninh Thuận đề nghị xử lý
» Ninh Thuận: Động thổ và giới thiệu dự án tổ hợp SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang
Được đầu tư với số vốn khoảng 250 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ và vốn vay Ngân hàng phát triển châu Á, công trình nhà máy nước Phước Nam từng được kỳ vọng là nguồn cung cấp nước chính cho hai Khu công nghiệp Cà Ná và Phước Nam cùng nhân dân huyện Ninh Phước.
Theo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án Nhà máy nước Phước Nam được xây dựng theo hai giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 có tên: Hệ thống cấp nước sinh hoạt nhân dân các xã thuộc huyện Ninh Phước và Khu công nghiệp Phước Nam, có tổng mức đầu tư khoảng 148 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, một số hạng mục được thực hiện như: công trình thu, trạm bơm nước thô; tuyến đường ống tải nước thô với chiều dài khoảng 20.194m; tuyến ống tải nước sạch D400; nhà máy xử lý... Vào năm 2009, dự án được bàn giao cho Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận quản lý, sử dụng với kinh phí quyết toán hơn 149,6 tỷ đồng.
Đến giai đoạn 2 công trình có tên: Hệ thống cấp nước Cà Ná - Phước Nam, có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trong giai đoạn này dự án xây dựng các hạng mục: trạm bơm tăng áp, bể chứa nước 1000m3; tuyến ống chuyển tải nước thô D400 có chiều dài gàn 19.000m... Vào năm 2013, dự án đã được bàn giao cho cho Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận quản lý, sử dụng với kinh phí quyết toán hơn 83 tỷ đồng.
Theo phản ánh của người dân về sự lãng phí của dự án này, PV Thương hiệu và Pháp luật đã liên hệ làm việc với ông Phan Thành Phong, Giám đốc nhà máy nước Phước Dân - đơn vị đang được giao quản lý nhà máy Phước Nam. Tại buổi làm việc, ông Phong từ chối cung cấp thông tin và ngăn cản PV tiếp cận hiện trường ghi nhận hình ảnh.
Còn ông Đinh Viết Sơn - Phó giám đốc Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận, cho biết: "Từ khi nhận bàn giao đến nay, công ty chỉ có làm công tác bảo vệ, bảo dưỡng Nhà máy nước Phước Nam mà thôi chứ không hề vận hành nhà máy để cấp nước cho người dân". Tuy nhiên, khi chúng tôi khẳng định có hồ sơ về việc công ty đang sử dụng hạ tầng của nhà máy Phước Nam vào hoạt động kinh doanh thì ông này mới thừa nhận: "Hiện Nhà máy nước Phước Dân của công ty đang "mượn tạm" đường ống cấp nước của Nhà máy nước Phước Nam để bơm nước cung cấp cho người dân khu vực này".
Để có những hình ảnh xác thực tại hiện trường, ngày 26/7, chúng tôi cùng một số đồng nghiệp khác đã “đột nhập” vào bên trong khu vực nhà máy nước Phước Nam. Điều dễ nhận thấy là cổng vào nhà máy đã bị rỉ sét nghiêm trọng. Di chuyển vào bên trong khu vực nhà máy Phước Nam khung cảnh hoang tàn càng lộ rõ; nhà làm việc bỏ không, cỏ dại mọc um tùm, ai đó đã nhanh tay đầu tư một số con bò để chăn thả trong khu vực nhà máy.
Nhà trạm bơm đã xuất hiện nhiều vết lún nứt kéo dài hàng chục mét. Điều lạ là trạm bơm phía phải cổng vào vẫn đang hoạt động, chúng tôi đặt ra nghi vấn Nhà máy nước Phước Dân vẫn đang sử dụng trạm bơm này trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi phát hiện PV đang ghi hình thực tế thì một nhân viên bảo vệ của Nhà máy nước Phước Dân (cách đó gần 100m) chạy đến yêu cầu PV rời khỏi hiện trường với lý do: Chưa có sự đồng ý của Ban giám đốc Nhà máy Phước Dân nên không được ghi hình!
Những nghi vấn về sự nhập nhằng trong việc sử dụng hạ tầng của nhà máy nước Phước Nam để đưa vào sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cho Công ty cổ phần cấp nước Ninh Thuận sẽ được tiếp tục thông tin.
Thế Phong
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt