19:42 ngày 16/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Những làng nghề truyền thống nức tiếng Hà Thành - nơi gìn giữ bản sắc dân tộc

08:21 17/12/2022

(THPL)- Thủ đô Hà Nội với bề dày văn hóa và lịch sử, với ba sáu phố phường đã đi vào thi ca và cả những làng nghề truyền thống nức tiếng Hà Thành - nơi gìn giữ bản sắc dân tộc bằng những sản phẩm thủ công độc đáo mà mỗi du khách khi đến đây không thể nào quên.

Làng gốm Bát Tràng

Làng gồm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử lâu đời tại Hà Nội – hơn 500 năm tuổi. Đây cũng là làng nghề cổ mà không chỉ quen thuộc với người gốc Hà thành, mà còn nổi tiếng với người dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh Bắc – Bắc Trung Bộ.

Cái tên Bát Tràng được hình thành vào khoảng thời Lê, khi 5 dòng tộc gốm nổi danh của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng sáp nhập làm một, phát triển thành địa điểm làng nghề truyền thống lớn nhất thời bấy giờ. Năm dòng họ lớn gồm: Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di trú về phía kinh thành Thăng Long để lập nghiệp, và quyết định dừng tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng, tức làng gốm Bát Tràng ngày nay.

Làng gốm Bát Tràng là nơi sản sinh ra rất nhiều các sản phẩm như: bát, ấm trà, bình hoa, mỹ nghệ và đồ trang trí bằng gốm…Gốm Bát Tràng được làm thủ công vô cùng tỉ mỉ và có giá trị thẩm mỹ cao, chuyên cung ứng phân phối trong nước và nước ngoài. 

Địa chỉ: Tả ngạn sông Hồng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Làng lụa Vạn Phúc

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

 

Ngoài làng gốm Bát Tràng thì làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông cũng nổi tiếng không kém, đặc biệt xuất hiện không chỉ trong thơ ca, mà còn tạo dấu ấn trong bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Lưu Huỳnh – Áo lụa Hà Đông.

Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề truyền thống, niềm tự hào của người dân hà thành, là kết tinh từ chu trình trồng dâu – nuôi tằm – kết kén – dệt lụa đầy công phu và khéo léo của người dân nơi đây. Từ những chiếc kén tằm nhỏ bé, bằng sự khéo léo và kỳ công, người ta dệt thành những dải lụa mềm mại, nhẹ và mát tay. Dùng lụa Vạn Phúc may áo dài, làm khăn lụa, may áo yếm, làm quà tặng…

Ngày nay, lụa Hà Đông không chỉ là sản phẩm được ưa chuộng trong nước, mà còn trở thành vật phẩm được mang tặng trong các sự kiện quan trọng liên quan tới ngoại giao và chính trị.
Không chỉ nổi tiếng là làng nghề truyền thống lâu đời, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm check in rất được yêu thích tại Hà Nội của giới trẻ.

Địa chỉ: Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội 

Làng hương Quảng Phú Cầu

Làng hương Quảng Phú Cầu cũng là làng nghề truyền thống ở Hà Nội được nhiều người biết tới. Nổi tiếng nhất ở làng hương Quảng Phú Cầu có lẽ là hương đen Xà Cầu.

Để làm ra những cây hương đen đặc biệt cần khá nhiều công đoạn thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Thân cây tre non được chặt thành từng đoạn, vót tròn, phơi khô, bột hương được nghiền nhỏ mịn trộn cộng mang nhựa cây trám rừng rồi se, lăn bằng tay có que tre để được que hương đen. Hương đen được các gia đình dùng trong ngày giỗ ông bà tổ tiên, ngày tết, ngày lễ…; hay dùng thắp ở những nơi thờ phụng linh thiêng như: Đình, chùa, miếu mạo… ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.

Nét đặc sắc của Hương đen Xà Cầu được làm từ than đen và nhựa trám. đặc thù sở hữu màu đen và mùi thơm từ nhựa trám rừng nên khác hẳn những mùi hương khác như: Hương trầm, hương quế, hương bài…
Vì hương được sử dụng cho mục đích thiêng liêng nên các công đoạn làm hương cũng phải đảm bảo sự chu đáo, vệ sinh và hơn hết thảy là tấm lòng trong đó. Ngày nay, hương của làng hương Quảng Phú Cầu được làm để tiêu thụ trong nước và cả xuất khẩu rộng rãi ra nước ngoài.

Nếu các bạn để ý, sẽ thấy hình ảnh những bó chân hương hồng rực quen thuộc của làng hương Quảng Phú Cầu xuất hiện rất nhiều trên các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế, góp phẩn quan trọng vào mục tiêu quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế. 

Địa chỉ: xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Làng rối nước Đào Thục

Múa rối nước từ lâu đã trở thành loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ông Tổ nghề múa rối nước của làng Đào Thục là Nguyễn Đăng Vinh, khiến chức Nội giám thời nhà Lê. Thời còn làm quan trong triều, ông đã được tiếp cận nghệ thuật rối nước của gánh rối chuyên biểu diễn cho triều đình, sau đó đưa về làng và phát triển với mục đích gìn giữ và lưu truyền cho con cháu đời sau.

Những con rối dùng để biểu diễn đều được chính tay người thợ thủ công trong làng làm ra. Với chiều cao khoảng 30 cm – 40 cm, bằng chất liệu gỗ và sơn một lớp bên ngoài để chống thấm nước, mỗi con rối đều được điêu khắc theo từng hình tượng nhân vật trong những câu chuyện dân gian của Việt Nam.
Nghệ thuật trình diễn rối nước Đào Thục có hơn 20 tích trò là các vở rối cổ, bắt nguồn trong khoảng công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp như cày bừa, chăn trâu, cấy lúa,... hay các trò chơi dân gian như đánh đu, múa hát... và diễn lại các câu truyện truyền thuyết cổ, câu truyện dân gian như Thạch Sanh, Thánh Gióng,...

Hiện nay, làng rối nước Đào Thục sở hữu khoảng 20 người giữ chức phận khác nhau: Trưởng phố, diễn viên điều khiển con rối, nhạc công chơi đàn, sáo, nhị,... cùng có sự tham gia của các nghệ nhân cao tuổi là các ông, bà: Tiệp, Nghiêm, Mạnh, Trúc,… Khác mang phổ quát nơi, màn trình diễn rối nước chỉ sử dụng dòng rối máy sào dây. Con rối lắc đều và vung vẩy được cả hay tay thuận lợi. Đặc biệt, con rối đi vào buồng trò bằng bí quyết quay ngược trở lại, tạo cảm giác thu hút lôi cuốn khiến cho du khách không thể rời mắt. Du khách tới xem rối nước, không chỉ cảm thấy vui vẻ, thư giãn mà còn có dịp thưởng thức các nhạc điệu dân ca mượt mà, các câu hát giao duyên.

Địa chỉ: xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội
Làng mây tre đan Phú Vinh

Cây tre được coi là một trong những biểu tượng của Việt Nam, không chỉ đi vào thơ ca, vào những trang sử oai hùng mà còn được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Người ta dùng tre để đan rổ rá, nong, sàng, xây nhà cửa, trồng trọt,… Ngày nay, các sản phẩm làm từ mây tre đan vẫn được sử dụng rộng rãi và xuất khẩu ra nước ngoài.  

Phú Vinh là một trong số ít làng nghề mây tre đan lâu đời gần Hà Nội còn sót lại đến ngày nay. Để làm ra những sản phẩm chất lượng, không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà còn yêu cầu sự tập trung và tỉ mỉ từ khâu lựa chọn, xử lý nguyên liệu, đến tạo tác và cho ra thành phẩm, bảo quản chống mối mọt.

Rất nhiều sản phẩm mây tre đan của Việt Nam từ làng nghề được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như giỏ mây, nội thất, đồ trang trí, túi xách, rèm cửa…

Địa chỉ: Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội


Làng nghề thêu tay Quất Động

Thêu tay là một nghề đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm, sự tinh tế và khả năng về thẩm mỹ. Việc thêu trên vải ren, lụa hoặc vải voan thông thường rất khó, vì vải càng mỏng, nhẹ càng dễ bị co hay nhăn nhúm nếu kỹ thuật không tốt. Hơn nữa nếu lựa chọn kim thêu không chuẩn, hay đưa đường kim thiếu chính xác sẽ tạo nên những lổ nhỏ trên vải gây thiếu thẩm mỹ, và hỏng tác phẩm. Không những thế, tư duy màu sắc cũng được đề cao khi thêu thùa, nếu không tổng thể sản phẩm sẽ rối mắt và tệ hơn là khó hiểu.

Những người thợ ở làng nghề thêu tay Quất Động đều là những nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm, và thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau với mong muốn kế tục nghề truyền thống của quê hương.

Sản phẩm của làng nghề thêu tay Quất Động được ứng dụng trong may mặc, làm tranh tường, làm rèm cửa, bình phong… với các họa tiết quen thuộc như hoa mẫu đơn, cúc, hạc, mai, tùng… hay những con vật quen thuộc như gà, vịt và cảnh sinh hoạt của người dân như thu hoạch lúa, đi cấy... Các sản phẩm được bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, được nhiều khách hàng yêu thích và đánh giá cao.

Địa chỉ: xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. 

PV

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu