05:08 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Người giữ mai vàng cho vùng đất Yên Tử

Lưu Kỳ | 13:47 20/11/2022

(THPL) - Nhận thức rõ được giá trị của mai vàng Yên Tử (Quảng Ninh), ông Trần Mạnh Chuyên đã quyết định tự tay gìn giữ, bảo tồn loài hoa quý của vùng đất phật linh thiêng.

Từ lâu, Yên Tử đã được biết đến là một vùng đất linh thiêng, huyền bí, bởi nơi đây gắn với tên tuổi của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tương truyền vào thế kỷ XIII, sau khi Đức vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và lên núi Yên Tử tu hành, ngài đã cùng các phật tử trồng một cây mai vàng. Sau hàng thế kỷ, những cây mai trên núi Yên Tử đã được các phật tử phân nhánh và trồng nhân rộng, trở thành rừng mai cổ thụ rộng lớn. 

Từ lâu, Yên Tử đã được biết đến là một vùng đất linh thiêng, huyền bí, bởi nơi đây gắn với tên tuổi của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Ông Trần Mạnh Chuyên (SN 1954, thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh) người dày công trong việc bảo tồn loài hoa mai vàng Yên Tử cho biết: Nơi này có những cây cao hơn 10m, thân gân guốc, đường kính tới 60cm đến 70cm, sinh trưởng mạnh mẽ trên các vách đá cheo leo. Người dân thường gọi là “đại lão mai vàng” Yên Tử.

Theo ông Chuyên, cây mai Yên Tử khác với nhiều loài mai vàng phổ thông, mức độ phân bố hoa nhiều hơn trên một cành. Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh khiết. Đặc biệt, cũng sắc vàng, nhưng mai vàng Yên Tử có màu vàng sáng, hơi ngả sang màu vàng lục non, bông hoa to với 5 cánh xòe rộng, lộc cây và lá mới nhú màu xanh chứ không đỏ. Đặc biệt, cây hợp với khí lạnh và sương mù. Trời càng lạnh, hoa càng tỏa hương nồng. 

Người dân thường gọi là “đại lão mai vàng” Yên Tử.

Cũng từ đó, ông Chuyên luôn nghĩ cách để bảo tồn được rừng mai quý nơi đất Phật. Ông Chuyên kể thêm: “Nói đến mai là nói đến Yên Tử. Tôi mê mải với cây mai này vì nó gắn liền với giá trị của Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều. Tôi thấy mai vàng quý hiếm nhưng đang bị người dân khai thác tự nhiên cạn kiệt, vì vậy, suy nghĩ của tôi là phải tự tay ươm tạo, nhân giống những cây mai vàng, phát triển ở vườn nhà thì người dân sẽ không còn vào rừng tàn phá nữa. 

Đến nay, ông Chuyên sở hữu 5ha mai vàng, 4 vạn gốc to, nhỏ khác nhau. Mỗi vụ xuân về, mai nở, ông Trần Mạnh Chuyên có thể thu hoạch khoảng 700 triệu đồng. 

Ông Trần Mạnh Chuyên (SN 1954, thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh) người dày công trong việc bảo tồn loài hoa mai vàng Yên Tử.

Đặc tính của những cây mai vàng Yên Tử trên núi rừng chỉ nở rộ từ cuối tháng Giêng cho đến tháng 3 âm lịch, cho nên người trồng mai chỉ cần dựa vào đó, vặt lá, chăm bón cây để hoa ra đúng mùa, đúng màu sắc tự nhiên. Mai vàng nở hoa chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi thời tiết nhiệt đới ẩm, gió mùa. Người trồng mai vàng Yên Tử phải quan sát thời tiết từng năm để quyết định thời kỳ bứt lá chính xác. 

Ông Trần Mạnh Chuyên chia sẻ: “Điểm khác biệt nhất chính là mai Yên Tử có cả hương và sắc.

Ông Trần Mạnh Chuyên chia sẻ: “Điểm khác biệt nhất chính là mai Yên Tử có cả hương và sắc. Màu vàng của hoa là vàng “hoàng bào” chứ không phải vàng thau. Đi dọc trên dãy núi Yên Tử này, ở đâu có đền chùa, am tháp của nhà Trần là đều có loài mai vàng quý hiếm này sinh sống. Chính vì thế mà với tôi mai vàng Yên Tử còn có một giá trị tâm linh hiếm có...”. 

Cùng với rất nhiều loại cây di sản trên núi Yên Tử như xích tùng, thông, trúc, thanh mai, mai vàng Yên Tử, loại thực vật tự nhiên đặc hữu của vùng khí hậu Đông Bắc chỉ có ở Yên Tử xứng đáng được bảo tồn, gìn giữ.

Lưu Kỳ

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu