Nghị lực vượt khó của cô bé viết chữ bằng…chân
(THPL) - Hình ảnh bé Linh Thị Hồng sinh năm 2001 ) ở thôn Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc bị cụt cả hai tay đang chăm chú nắm cây bút chì bằng chân, nắn nót viết những chữ cái đầu đời khiến ai cũng phải nể phục vì nghị lực sống của em.
Tin liên quan
- Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
“Nối vòng tay ấm” mang hơi ấm lên vùng cao các tỉnh phía Bắc
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng VCB thực hiện công tác an sinh xã hội - Vững nền tảng, chắc tương lai, vươn tầm doanh nghiệp
Nha khoa Ruby Luxury: Hành trình lan tỏa yêu thương tại vùng cao Lào Cai
Bất hạnh đầu đời
Khi nhắc đến câu chuyện về cô bé Linh Thị Hồng 11 tuổi ngụ tại thôn Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc, học sinh lớp 1 trường tiểu học Ngọc Thanh C. đã khiến không ít người cảm động. Bị khuyết tật bẩm sinh tay từ khi mới lọt lòng, những tưởng Hồng chẳng thế đến trường chỉ với đôi chân lành lặn, thế nhưng bằng nghị lực và sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô, năm nay em đã được nhận học vào lớp 1.
Chia sẻ về bé Hồng, anh Linh Văn Ba, bố của bé tâm sự: Sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em, khi mới chào đời, cháu Hồng đã bị dị tật bẩm sinh, bị cụt cả hai tay lên tới khuỷu tay. “Trong gia đình không có ai bị dị tật gì cả, cháu Hồng là con gái lớn đầu tiên, khi sinh ra được một ngày bác sĩ mới cho gia đình biết là con bị dị tật ở tay. Lúc đó, hai vợ chồng buồn lắm nhưng là con của mình nên dù thế nào cũng phải chăm sóc và nuôi nấng cho con lớn lên thành người. Thấy con gái tuy khiếm khuyết ở tay nhưng khỏe mạnh, vợ chồng cũng yên lòng...” - anh Linh Văn Ba -bố cháu Hồng tâm sự.
"Vì là con đầu lòng nên mọi thứ đều khó khăn. Một năm trước, cháu đã phải nằm viện gần như một năm trời vì bệnh đại tràng. Thực sự rất thương con, gia đình đã cho cháu xuống viện Nhi Hà Nội để khám và điều trị. Thật may mắn, tình trạng sức khỏe hiện tại của cháu đã ổn định hơn rất nhiều”, anh Ba chia sẻ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì được biết, gia đình anh Ba có 3 người con. Bé Hồng là con gái đầu và 2 em trai năm nay học lớp 3 và mẫu giáo. Theo lời kể của anh Ba, từ khi đứa con trai thứ hai, bé Linh Thanh Bình ( sinh năm 2009 ) bắt đầu đi học thì Hồng cũng bắt đầu học theo em.Viết, tô vẽ, khâu vá,… bé đều tự làm rất thành thạo.
Đến tuổi đến trường, hàng ngày thấy các tung tăng cắp sách đến trường, cô bé Hồng cũng khao khát thích đến trường. "Thấy mấy đứa trẻ quanh xóm đều đi học mầm non, con tôi cũng đòi đến trường. Nhiều ngày liền, nó đứng ngoài cửa sổ nhìn vào lớp thèm khát được đi học khiến vợ chồng tôi không cầm được nước mắt",anh Linh Văn Ba kể lại.
“Ước mơ sau này của cháu là được làm kỹ sư công nghệ thông tin….”
Anh Ba kể lại: “Năm 2007, cháu Hồng tròn 6 tuổi, tôi đưa cháu đi xin học mầm non, mới đầu nhà trường từ chối tiếp nhận chỉ vì con tôi là trẻ khuyết tật. Năn nỉ mãi, sau khi kiểm tra trí nhớ, khả năng sử dụng chân của Hồng nên nhà trường mầm non đã quyết định đồng ý tiếp nhận cháu. Tuy nhiên do sức khỏe yếu vợ chồng tôi đành ngậm ngùi đưa cháu về nhà tạm nghỉ học một thời gian”.
Nhiều năm trời trước sự khát khao được học con chữ của bé Hồng, vợ chồng anh Ba gõ cửa khắp nơi tìm trường cho con học, nhưng họ đều bảo nên đưa về nhà với lý do duy nhất: Đôi tay của Hồngđều bị cụt tới khuỷu tay, co quắp không cầm bút được thì khó đến lớp. Hành trình khổ luyện viết chữ bằng chân của cô bé bắt đầu từ đó.
“Khi kèm chữ cháu Bình ở nhà, cháu Hồng cũng muốn ngồi học chữ cùng em nên tôi đã mua luôn sách tập viết và tập tô cho cháu. Cháu rất thích viết và chữ tô cũng rất đẹp. Cháu đã tự viết được mà không cần bố mẹ phải giúp đỡ gì nhiều”, anh Ba tự hào khi nói về cô con gái đầu lòng.
Nói về khoảng thời gian xin đi học của Hồng, anh Ba chia sẻ đó là khoảng thời gian tương đối khó khăn vì không có trường học nào trong xã phù hợp để cho bé đi học và giáo viên nói không có đủ năng lực để dạy những bé khuyết tật như Hồng. Không nản chí, gia đình vẫn kiên trì khuyến khích bé học ở nhà.
“Do cháu không có cả 2 tay nên việc dạy viết chữ trở nên vô cùng khó khăn. Tập đọc thì cháu học rất nhanh nhưng cứ mỗi khi tập viết thì gặp khó khăn. Tập cho cháu viết chân phải để cho thuận lợi nhưng cháu lại quen chân trái, thế là đành phải tập bằng chân trái”,anh Ba cho biết.
Không phụ tấm lòng thương yêu con của anh Ba và gia đình, Hồng đã được một cô giáo của trường Tiểu học Ngọc Thanh A (TX. Phúc Yên) nhận dạy học vì lòng nhiệt huyết và ý chí vượt lên khó khăn của em. Theo lời cô giáo Nguyễn Thì Thu Hà dạy học cho Hồng thì em là một người nhanh nhẹn, trí nhớ tốt và viết chữ rất thạo.Em học thuộc các chữ và nắm bắt cách viết rất nhanh.“Cô giáo khen nhiều em học sinh lớp 1 cũng không thể viết đẹp bằng cháu”, bà nội Hồng tự hào nói với chúng tôi.
Đối với những đứa trẻ bình thường, khi mới bắt đầu tập viết chữ đã khó, với cậu bé không có tay, việc tập viết bằng chân lại càng khó khăn hơn. Hàng ngày, Hồng tự đến trường, khi lên lớp, em được các thầy cô giáo sắp xếp cho ngồi một chỗ và có bàn học riêng.Tất cả các môn học từ Tiếng Việt, Toán… cho đến phần kỹ thuật cắt dán Hồng đều dùng bằng đôi chân để làm.
Điều làm cho nhiều giáo viên cũng như các bạn học sinh trong trường vô cùng cảm phục về Hồng đó là cháu có thể làm được rất nhiều việc bằng đôi chân.Hiện nay, Hồng đang là Quản ca, đồng thời cũng làm ban kiểm tra của lớp.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà– giáo viên hướng dẫn học cho bé Hồng cho biết:"Dù em viết chữ bằng chân nhưng nét luôn mềm mại, tròn trịa. Em cũng tiếp thu bài rất nhanh. Tôi thật sự cảm phục nghị lực, ý chí của Hồng và tin rằng em sẽ còn tiến xa hơn nữa", cô giáo Hà nói.
Hiện tại, sau khoảng thời gian được cô giáo dạy kèm thêm ở nhà, Hồng đã đến trường học được gần một tuần. Tâm sự về thời gian đầu đi học, Hồng còn khá rụt rè do em bảo trong lớp các bạn đều nhỏ hơn mình và cứ nhìn mình mãi vì mình không giống các bạn. “Hồng về kể chuyện mấy ngày đầu đến lớp như vậy nên gia đình cũng động viên cháu rất nhiều. Tôi vẫn hay bảo với cháu rằng các bạn chỉ lạ lúc đầu thôi. Mình ngoan ngoãn, học giỏi chắc chắn các bạn sẽ chơi với mình”, bà nội Hồng kể.
Anh Ba nhớ lại, khi Hồng lên 8 tuổi, thấy ai trong nhà làm gì, Hồng cũng để ý làm theo. Khi thấy vở của anh nhà bên cạnh đi học về để ở bàn, Hồng tò mò xem và xin người anh cây bút chì, cuốn vở để tập viết chữ bằng chân. Lúc đầu, cô bé Hồng tập trung cao độ để tập luyện viết bằng ngón chân. Khi viết nét chữ còn méo mó, hàng lối còn ngoằn ngoèo, nắn nót mỏi chân mà cả buổi chưa viết được chữ nào hoàn chỉnh.
Ngày đầu tập viết, người Hồng cong lên theo từng nét chữ, mồ hôi chảy dài trên má. Đặc biệt, những tháng đầu mới tập viết, hai ngón chân kẹp bút của Hồng rướm máu nhưng vẫn không chịu dừng bút. Sự kiên trì của Hồng cuối cùng cũng không uổng.Dần dần, Hồng luyện cầm bút bằng chân thành thạo, viết chữ đẹp, gọn nét và thẳng hàng hơn. Thấy con ham học, vợ chồng anh Ba đã dò hỏi các giáo viên tiểu học mua sách về hướng dẫn cho con tập đọc, tập viết bằng chân trên tấm bảng đen ở một góc nhà.
Hỏi về dự định tương lai cho con, anh Ba nói: “Trước mắt gia đình chỉ mong con được đi học cho bằng bạn bằng bè và cháu có thể biết chữ. Cháu có rất nhiều ước mơ như hát, vẽ và gia đình sẽ luôn theo dõi và ủng hộ cháu”.
“ Mỗi lần nhìn thấy Hồng tập tô từng con chữ toát mồ hôi hột là mỗi lần tôi thương Hồng nhiều hơn. Mỗi lần nhìn thấy Hồng vui tươi khoe được điểm 10 là mỗi lần tôi không kìm được xúc động. Trên đời này đâu có nhiều người làm được điều đó ” – Cô giáo Hà bộc bạch.
Ngày ngày không quản ngày nắng hay ngày mưa, Linh Thị Hồng vẫn đều đặn đến trường. Chẳng đếm xuể những lần Hồng vấp ngã, mình mẩy tứa máu bởi những bước đi xiêu vẹo. Trường học luôn là mục tiêu để Hồng đứng dậy.Em lại tiếp tục chặng đường đến trường với những bước đi đầy niềm đam mê.
“Cháu xem ti vi thì thấy nhiều anh chị lớn tuổi cũng có hoàn cảnh như mình mà đánh máy chữ vi tính bằng chân rất giỏi.Ngã đau lắm, nhưng cháu thích đi học để tương lai trở thành kỹ sư công nghệ thông tin, cháu không nghỉ ở nhà đâu” - khát vọng đến trường chất chứa trong câu nói của cô bé khuyết tật Linh Thị Hồng.
Cũng theo lời cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà – Giáo viên của Hồng tại Trường Tiểu học Ngọc Thanh A cho biết: “Ngày đầu em Hồng mới đi học, chúng tôi lúng túng không biết bố trí em ngồi chỗ nào cho thích hợp. Lúc đầu nhà trường bố trí em Hồng ngồi ở góc phòng, dưới nền xi măng lót áo mưa vì bàn học cao quá không phù hợp khi em viết bằng chân.Khi học, hễ gặp chữ nào khó thì em Hồng đều cố gắng rèn cho bằng được.Tuy Hồng viết chữ bằng chân nhưng chữ rất đẹp, rõ nét, mềm mại. Em học giỏi môn Toán và môn Tiếng Việt, vẽ cũng rất đẹp”. Bé Hồng nhoẻn miệng cười khi cô giáo nói lời khen ngợi.
Hy vọng nỗ lực cùng cố gắng của Hồng và sự động viên khích lệ từ phía gia đình em sẽ là bài học cho những số phận bất hạnh khác có thêm niềm tin vươn lên trong cuộc sống.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt