Nghệ nhân ưu tú của trò diễn Tú Huần Thiên Linh
(THPL) - Đã ở tuổi 81 nhưng Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Ngô Thị Hòng vẫn là “người đỡ đầu” trong trò diễn Tú Huần Thiên Linh, cùng với các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy một trò diễn dân gian độc đáo của xứ Thanh trong mỗi dịp lễ Tết đến xuân về.
Tin liên quan
- Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
2 điểm đến khách Tây mê tít, chọn để “ăn Tết” Ất Tỵ, người Việt cũng không nên bỏ lỡ
TP.HCM: Lễ hội pháo hoa rực rỡ chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Lễ hội Gò Đống Đa: Điểm nhấn văn hóa truyền thống kết hợp công nghệ hiện đại
» Thanh Hóa: Đình chỉ hoạt động chung cư Công ty cổ phần xây dựng – phát triển nhà 379
» Thanh Hóa: Để người dân xâm phạm di tích, nhiều cán bộ bị phê bình, khiển trách
» Công ty TNHH S&D Thanh Hóa phát triển doanh nghiệp gắn liền với chăm lo đời sống công nhân
NNƯT Ngô Thị Hòng ở thôn Khang Bình, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, là người có công lớn đối với sự trường tồn của trò diễn Tú Huần Thiên Linh. Khi bắt đầu đi tìm hiểu về NNƯT này, chúng tôi đã tìm đến nơi bà đang sinh sống, từ ngay ngoài cổng làng đã vang vọng tiếng hát “Chiềng hai làng ta lẳng lặng mà nghe/ Tú Huần tôi giáo đầu sự tích/ Dặm ngàn Nưa mấy đỉnh lô xô/ Trò sự tích của ông Tu Tiên thuở nọ...”.
Dù đã ở tuổi hơn 80 nhưng tiếng hát của NNƯT Ngô Thị Hòng vẫn vang và trong, dáng điệu nhịp nhàng, thanh thoát. Theo bà Hòng cho biết, “nhờ có Tú Huần mà đến giờ cơ thể vẫn khỏe mạnh, tinh thần vẫn minh mẫn lắm”. Như muốn chứng minh cho lời nói ấy, bà nhìn sang những người cùng say mê với trò diễn này đồng thời là “10 người con” trong trò diễn Tú Huần: “Đó, họ cũng từ 50 - 80 tuổi nhưng vẫn chưa muốn dời đội múa, vẫn ngày đêm luyện tập với sự say mê đến lạ kỳ”.
Qua tìm hiểu được biết, bà Hòng trước kia là cán bộ thống kê của xã, trong những lần trò chuyện với các cụ cao niên trong làng, bà được biết quê mình là vùng đất của Ngũ trò Thiên Linh: Tú Huần, Quân Thuyền, Văn Vương, Trống Mõ và Tiên Cuội.
Trải qua thời gian với nhiều biến cố của lớp bụi thời gian, các trò diễn bị gián đoạn, thất truyền. “Thời bấy giờ, rất ít người trong xã còn biết đến Ngũ trò, có chăng chỉ còn các cụ cao niên mà thôi. Tôi cảm thấy buồn khi thế hệ chúng tôi chỉ được biết qua lời kể hay những câu chuyện truyền thuyết, nếu cứ như vậy thì đến thế hệ con cháu sẽ còn ai nhớ đến nữa. Nghĩ đến điều này, tôi thấy mình phải có trách nhiệm kế thừa di sản của thế hệ trước”, bà Hòng tâm sự.
Theo lời kể của các cụ, bà Hòng bị trò Tú Huần thu hút bởi đây là trò diễn mang nhiều ý nghĩa, là linh hồn của lễ hội. Vì yêu mà tìm hiểu, từ năm 1975 đến 1993, dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng bà Hòng sẵn sàng bỏ tiền mua tài liệu về tự nghiên cứu, cất công đến từng cụ cao niên trong làng hỏi tỉ mỉ từng cốt truyện, lời thoại, câu hát, thậm chí bà cùng chồng đi tham vấn ý kiến của những nhà nghiên cứu văn hóa xứ Thanh. Cứ thế, từng câu hát, điệu múa được bà ghi chép cẩn thận, đối chiếu cho “khớp” nhất với nguyên bản gốc, đưa Tú Huần trở lại với dáng vẻ “gốc” của nó.
Con đường đằng đẵng gần 20 năm tự tìm hiểu, nghiền ngẫm, phục dựng lại trò diễn xưa không hề dễ dàng, nhất là ở vị trí một phụ nữ. Bà từng bị người đời bàn tán là “dở hơi”, “người phụ nữ thích lo chuyện bao đồng”... Bởi, trong khi mọi người đều phải “thắt lưng buộc bụng”, tìm kế mưu sinh thì bà lại nỗ lực dành mọi khoản tiền để phục dựng một trò diễn. Điều may mắn là bà Hòng luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ chồng, một người rất yêu văn hóa truyền thống.
Theo đó, trò diễn Tú Huần gồm 3 phần: Đầu trò (giáo đầu), thân trò và kết trò, được biểu diễn bởi “Một mẹ và mười con” hay còn gọi “Một cái mười quân”, trong đó “mẹ” đầu chít khăn vành rây ba lớp, các “con” đội nón vàng, xương đan nan tre, nứa, bên ngoài bọc vải. Tất cả các động tác (đi, đứng, đánh sênh, múa sênh), nhịp điệu (nhanh, chậm) trong Tú Huần đều được “mẹ” dùng tiếng trống để điều khiển. Ngoài trống, nhạc cụ bộ gõ của trò diễn này còn có sênh, mõ.
Năm 2005, ban đầu bà kêu gọi thành lập tổ dân ca, dân vũ xã nhưng không được mọi người ủng hộ, thậm chí nhiều người chưa hiểu còn có ý chê lời ca, điệu múa Tú Huần không đẹp. “Chưa hiểu thì phải giúp mọi người hiểu” quyết tâm đó, giúp bà Hòng “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tỉ tê câu chuyện bên bát nước chè mà kể lại truyền thuyết về gốc tích của trò diễn Tú Huần ở Thiên Linh, về ý nghĩa từng lời ca, điệu múa của trò, về vùng đất Thiên Linh Ngũ trò xưa... Những câu chuyện của bà như “nghìn lẻ một đêm” càng kể càng cuốn hút, trỗi dậy ham muốn được nghe và góp sức trong lòng mỗi người, nhất là những người cao tuổi trong làng. Cũng có thể, sự “bao đồng” của bà khiến nhiều người cảm động mà sau một thời gian ngắn tổ dân ca, dân vũ tập hợp đông đủ và bắt đầu luyện tập. Từ đó, khoảng sân rộng mát trước nhà bà trở thành địa điểm tập trung của đội, tiếng sênh, tiếng trống luôn rộn vang cùng tiếng cười hạnh phúc của bà Hòng.
Năm 2008, Tổ dân ca, dân vũ xã Quảng Yên lần đầu tiên tham dự Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII tại Lang Chánh và đạt giải nhất cho trò diễn Tú Huần. Sau lần dự thi thành công đầu tiên, đội càng hăng say luyện tập, vững tin đưa Tú Huần Thiên Linh tham dự nhiều chương trình lớn khác và lần nào cũng giành giải cao.
Đến nay, sau 18 năm hình thành, tổ dân ca, dân vũ không những là điểm sinh hoạt văn hóa chất lượng của những người cao tuổi mà còn là nơi gắn kết, giữ gìn và phát huy tinh thần gắn kết cộng đồng trong xã. Bà Lê Thị Tấn năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn nhiệt tình tham gia các buổi luyện tập cùng tổ, bà Tấn chưa muốn dời tổ múa. Mỗi động tác phách, nhịp, vẫn được bà thực hiện đúng chuẩn và dẻo. Bà Tấn tự hào nói: “Múa Tú Huần là điều tuyệt vời nhất. Tổ của chúng tôi lần nào đi thi cũng được giải cao, đó là niềm vinh dự của tổ nói riêng và của vùng đất Quảng Yên nói chung”. Ông Nguyễn Văn Dân, 69 tuổi, thành viên của tổ múa, cho biết: “Trước đây, chưa có Tú Huần chúng tôi chỉ là những nông dân bình thường, nhưng từ khi tham gia tổ dân vũ, chúng tôi được đứng trên sân khấu, là những nghệ nhân được mọi người yêu mến và quý trọng - điều mà trước giờ chúng tôi chưa nghĩ đến. Không những thế, chúng tôi thấy tự hào vì bản thân có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy một trò diễn dân gian xưa”.
Chính niềm tự hào ấy mà dù cao tuổi nhưng các thành viên khi tập luyện tham gia chương trình đều luôn giữ thái độ tập luyện nghiêm túc, đúng giờ. Nếu như trước đây, nhiều người đến với Tú Huần chỉ vì tò mò tham gia theo phong trào thì đến nay họ gắn bó bền vững với Tú Huần vì lòng đam mê và tự hào quê hương.
Hiện nay mong muốn lớn nhất của các thành viên là xây dựng đội ngũ kế cận, bồi dưỡng lớp thanh niên trẻ để họ hiểu và có trách nhiệm tiếp tục duy trì tổ dân vũ. Bởi thế, trong thời gian gần đây những thành viên trong tổ của NNƯT Ngô Thị Hòng tiếp tục phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động những người mới nghỉ hưu tham gia đội. Đồng thời thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ tại xã để tuyên truyền cho thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh biết về vùng đất Thiên Linh xưa có Ngũ trò để phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong các thế hệ trẻ hiện nay.
Duy Phúc
Tin khác
-
Giá đào Tết tăng cao khiến khách mua không mặn mà, người bán lo lắng
-
Bánh kẹo, bia hàng Tết vẫn đang "ngóng" khách
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
Bộ GTVT vừa thông tin kế hoạch trong năm 2025, có 4 dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác dịp 30/4/2025.19/01/2025 09:00:36Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Mỗi độ Tết đến, Xuân về, chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” lại trở thành một điểm sáng nghĩa tình chăm lo đời sống...19/01/2025 08:53:00Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024