22:49 ngày 28/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ngày mùng 2 Tết Quý Mão, thị trường hàng hóa dần sôi động trở lại

17:13 23/01/2023

(THPL) - Theo thông tin từ Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, từ ngày mùng 2 Tết, một số hệ thống phân phối, cửa hàng tiện lợi và các hộ kinh doanh cá thể tại các chợ đã bắt đầu mở cửa khai xuân bán hàng trở lại, nhu cầu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống và các mặt hàng phục vụ việc thờ cúng.

Một số doanh nghiệp phân phối mở cửa bán hàng trong ngày Mùng 1,2 Tết như: Trung tâm thương mại Aeon hay một số hệ thống cửa hàng tiện lợi của các thương hiệu Circle K, 24h Cheers...

Theo phong tục truyền thống, ngày Mùng 1 Tết người dân thường đi lễ đầu năm nên các mặt hàng được tiểu thương bày bán và được tiêu thụ trong ngày hôm nay chủ yếu là các mặt hàng như hoa, quả tươi, bánh kẹo phục vụ việc đi lễ.

Ảnh minh họa

Do nguồn cung khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sức mua không lớn nên giá phần lớn các mặt hàng giữ ổn định so với những ngày cận Tết (trong đó nguồn cung mặt hàng thịt lợn ổn định, giá thấp hơn năm trước). Thị trường nhìn chung không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, nguồn cung luôn được bảo đảm.

Trước đây 1 ngày 22/1/2023 vào ngày mùng 1 Tết Quý Mão, tại các thành phố lớn, một số trung tâm thương mại, siêu thị mở cửa trong ngày Mùng 1 Tết phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân, trong đó Thành phố Hà Nội có 1.223 địa điểm của các đơn vị phân phối đăng ký mở cửa bán hàng trở lại phục vụ nhân dân từ ngày Mùng 1.

Trước đó, từ ngày 20 Tết (ngày 11/01/2023), sức mua đối với các nhóm hàng thực phẩm tươi sống bắt đầu tăng lên (phục vụ lễ ông Công, ông Táo). Các chương trình hội chợ Xuân, hội chợ nông sản thực phẩm, phiên chợ Tết, chợ hoa... được tổ chức tại nhiều địa phương nhằm kích cầu tiêu dùng của người dân. Các điểm bán hàng Tết thuộc hệ thống phân phối của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cũng được triển khai tại nhiều địa phương, nhất là tại các khu vực đông dân cư, tập trung nhiều lao động, các khu công nghiệp để người dân tiện mua sắm. Sau ngày 23 Tết, thị trường bắt đầu sôi động, nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm công nghiệp như bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát... tăng cao.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2022 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết đã được các địa phương và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh triển khai tích cực từ sớm. Hàng hóa chuẩn bị Tết tập trung chủ yếu vào một số nhóm hàng thiết yếu như: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, xăng dầu... Nguồn cung các mặt hàng dồi dào, giá không có biến động lớn.

Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu theo Công điện số 383/CĐ-BCT ngày 20/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; Công văn số 77/TCQLTT-CNV ngày 15/01/2023 của Tổng cục về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, qua công tác giám sát tất cả các cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu trên địa cả nước, các cửa hàng xăng vẫn mở cửa kinh doanh bình thường đảm bảo xăng dầu được cung ứng liên tục ra thị trường, không phát hiện tình trạng đầu cơ găm hàng, chờ tăng giá.

Lưu Kỳ (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu