11:38 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Ngành Y tế đồng hành cùng đồng bào miền Trung trong mưa lũ

08:56 21/10/2020

(THPL) - Trước tình hình mưa lũ đã và đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp tại miền Trung, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cùng những khuyến cáo để người dân chủ động phòng, chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ.

Theo đúng quy luật tự nhiên trong và sau mưa bão, lũ lụt, sẽ có vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải sẽ theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: Sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…

(Hình minh họa)

Trước thực tế đó, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo, để chủ động đối phó người dân cần cố gắng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như sau, đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng, mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Theo các chuyên gia y tế, thực tế mưa báo lũ lụt kéo dài suốt hàng chục ngày qua tại miền Trung là cản trở rất lớn đối với các hoạt động cứu trợ, dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng cũng như sức đề kháng của người dân vùng lũ, từ đó cũng  làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân vùng lũ, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền trong đó nhấn mạnh đến việc đảm bảo vệ sinh nguồn nước và ngăn chặn tình trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không đảm bảo. Người dân cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau những ngày mưa lũ để có bữa ăn đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn. Không chế biến thực phẩm từ động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật đang bệnh. Những ngày này, có thể dùng thực phẩm (nước tương, muối lạc) để thay thế thức ăn từ động vật. Đồng thời, trong bối cảnh hiện tại toàn cầu vừa đối phó vừa sống chung với đại dịch COVID-19, người dân vùng lũ vẫn cần đặc biệt lưu ý việc đeo khẩu trang, để phòng dịch COVID-19.

Trước đó,  Bộ Y tế đã xuất cấp 4,2 triệu viên sát khuẩn nước cho các địa phương ở miền Trung bị lũ. Đồng thời yêu cầu Giám đốc các Sở Y tế tỉnh/thành phố từ Nghệ An đến Quảng Nam; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Trung Bộ theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến của thời tiết, tình hình mưa, lũ để sẵn sàng ứng phó. duy trì trực chuyên môn, trực cấp cứu, các tổ đổi cơ động, sẵn sàng thu dung để cấp cứu nạn nhân do ảnh hưởng của mưa, lũ lụt gây ra; rà soát lượng thuốc, hóa chất và vật tư y tế dự trữ để kịp thời bổ sung.

Yêu cầu Ban Quân dân y các tỉnh khẩn trương có phương án điều động các tổ cơ động tổ chức cấp cứu tại các cơ sở y tế bị cô lập, hạn chế tối đa chuyển tuyến bệnh nhân qua vùng lũ, rà soát các cơ sở y tế có nguy cơ mất an toàn để có phương án di dời ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở; khẩn trương khắc phục các cơ sở y tế bị ngập để sớm đưa vào khám, chữa bệnh. đảm bảo vệ sinh, nước sạch và xử lý chất thải tại các cơ sở y tế theo hướng dẫn của Cục Quản lý môi trường y tế.

Các cán bộ nhân viên y tế và nhân dân luôn chú ý tránh tai nạn đuối nước; không chủ quan, khi vượt qua vùng ngập, lũ, cần mang theo áo phao, phao tròn và các vật dụng khác để phòng tránh đuối nước. Đề nghị các địa phương tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu và khả năng bảo đảm y tế của địa phương và đề xuất bộ hỗ trợ khi vượt quá khả năng.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu