Nam Định: Người dân khóc ròng vì bỗng dưng mất đất, không lối đi
UBND huyện Ý Yên (Nam Định) cấp sổ hồng cho người dân thiếu phần kẻ vẽ sơ đồ thửa đất, khi người dân muốn xây nhà tóa hỏa mới biết Nhà văn hóa thôn xây dựng lấn chiếm vào phần đất của dân, diện tích được xác định có ngõ đi nhưng Chủ tịch UBND xã khẳng định: Chúng tôi không biết và không giải quyết được.
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan đẩy mạnh ngăn chặn, xử lý buôn lậu qua đường hàng không
Thu giữ gần 2.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu
Hà Nội: Triệt phá kho hàng lậu hơn 1 tỷ đồng bán qua sàn thương mại điện tử
Công an TP Hà Nội cảnh báo về app lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng
Nam Định: Cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu ngành giáo dục huyện Ý Yên về những bất thường đang tồn tại
» Nam Định: Công an huyện Ý Yên hết mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân
» Tỉnh ủy Nam Định chúc mừng Công an tỉnh nhân ngày 19/8
» Công an huyện Vụ Bản, Nam Định: Vì sự bình yên của nhân dân
Căn cứ theo "Quyết định số: 9707/QĐ-UBND của UBND huyện Ý Yên "Ngày 07/11/2011 về việc thu hồi đất để giao cho 56 hộ dân làm nhà ở tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên và thực hiện theo quyết định số: 418/QĐ - UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2010 huyện Ý Yên. Các hộ dân thường trú xóm 12 xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phản ánh tới Thương Hiệu & Pháp Luật cho biết, thời gian vừa qua UBND huyện Ý Yên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân mới xóm 13 sau khi đấu giá đất theo Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 24/04/2012 của UBND huyện Ý Yên, trong sổ hồng thiếu phần kẻ vẽ hình thể sơ đồ thửa đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều hộ dân. Trong đó có các hộ ông Chu Văn Biên, bà Chu thị Chuốt, bà Chu Thị Tình, ông Chu Văn Thao, các hộ dân cho biết: Tại thời điểm bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chúng tôi có mở ra xem nhưng vì thiếu kiến thức, phần vì không hiểu biết để ý đến phần kẻ vẽ sơ đồ này trong giấy, dẫn đến việc người dân không xác định được vị trí ranh giới đất của mình.


Thực hiện Quyết định số: 9750/QĐ-UBND ngày: 7/11/2011 của UBND huyện Ý Yên về việc giao đất ở cho các hộ “ngày 30/12/2011 thực hiện bàn giao đất, có các thành phần tham gia thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, ông Hoàng Văn Huấn, Trưởng phòng, bà Trịnh Thị Kim Tình, Phó Trưởng phòng, bà Khương Thị Minh chuyên viên, phía UBND xã Yên Nhân có ông Nguyễn Công Tâm, Chủ tịch UBND xã, ông Ngô Đăng Ngọ, cán bộ Địa chính xã, ông Chu Văn Thành, Trưởng thôn”. Tại thời điểm giao đất các hộ gia đình nhận đủ đất được giao, do thời gian lâu năm đất thuộc loại II lúa vẫn cấy hàng năm dấu tích cũng mất đi các hộ gia đình không xác định được vị trí cụ thể vì không có sơ đồ diện tích.

Đến đầu tháng 6/2022 các hộ gia đình muốn xây dựng căn nhà để ở nhưng khi ra kiểm tra đo đất trên hiện trạng mới phát hiện ra một phần đất bị thiếu hụt do nhà văn hóa xóm 13 khi xây dựng đã lấn sang đất của nhà ông Thao, bà Chuốt. Con đường rộng 2m, chiều dài 28,60cm đã chiếm lối đi chung của 4 hộ gia đình gồm ông Thao, bà Chuốt, bà Tình, ông Biên. Sự việc trên khiến các hộ dân vô cùng bức xúc vì phần diện tích của 4 hộ gia đình cũng không được thể hiện kẻ vẽ hình thể sơ đồ thửa đất trong bìa đỏ.
Ngày 23/6/2022 gia đình ông Chu Văn Biên làm đơn đề nghị đến UBND xã Yên Nhân yêu cầu xem xét giải quyết sau nhiều lần làm đơn khiếu lại đơn của gia đình ông mới được chấp thuận. Theo công văn “số 15/TB-UBND UBND xã Yên Nhân”, ngày 19/9/2022 trả lời đơn thư của gia đình ông Biên với nội dung như sau: “Sau khi xem xét tình hình thực tế và trích lục bản đồ địa chính xã, tại khu xóm 13 của 4 hộ dân, các hộ có diện tích được sử dụng như sau: “Chiều rộng 7.0m x 14,30m = 100m2, trong khu này có 4 nhà, mỗi hộ được sử dụng diện tích 100m2”. Riêng có hộ nhà bà Tình đã xây dựng để ở, hiện trạng chiều Nam, Bắc đã xây dựng là 7.0m, theo chiều Đông, Tây đã xây hết phần đất còn hộ ông Biên, Bà Chuốt, ông Thao chưa xây dựng. Tính từ tường nhà bà Tình xuống đến tường nhà văn hóa thôn 7.20cm đã xây dựng, như vậy chưa tính lối đi chung 2m ở giữa của 4 hộ”.


Sau khi nắm được nội dung sự việc phóng viên đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND xã Yên Nhân ông Nguyễn Công Trình, Chủ tịch UBND xã thừa nhận có việc sân nhà văn hóa thôn 13 xây dựng lấn sang 2m chiều rộng, 28,60cm chiều dài sang phần đất của nhà bà Chuốt, ông Thao. Với lý do nhà văn hóa thôn tự xây dựng năm 2015 lúc xây dựng thôn có lập ra ban kiến thiết, thành phần tham gia kiến thiết xây dựng có ông Chu Văn Thành, Trưởng thôn, là chú họ của ông Biên. Trong quá trình triển khai ông Biên không có ý kiến gì về việc công trình xây dựng lấn sang đất nhà ông Thao, bà Chuốt.
Thời điểm xây dựng nhà văn hóa ông Trình chưa làm Chủ tịch xã. Do đó, ông Trình không nhận trách nhiệm giải quyết tranh chấp đất của người dân với thôn, “Nếu bây giờ muốn đòi đất thì ra thôn đòi, tôi làm Chủ tịch xã bây giờ không có quyền giải quyết việc này”, ông Trình cho biết.
Tuy nhiên, lời giải thích của ông Chủ tịch xã là chưa hợp lý vì khi xây dựng nhà văn hóa thôn UBND xã Yên Nhân phải làm tờ trình lên UBND huyện Ý Yên phê duyệt dự án mới được triển khai. Khi để xảy ra việc nhà văn hóa xây mới lấn sang đất của ông Thao, bà Chuốt là sai phạm rõ ràng. Với cương vị Chủ tịch xã ông Nguyễn Công Trình có trách nhiệm của người đứng đầu xã phải giải quyết những khúc mắc trong nhân dân.

Ông Nguyễn Công Trình cho biết thêm, con đường 2m nằm giữa làm lối đi chung là thừa nhà nào cũng có lối đi, không nhất thiết phải để con đường này nên đã xóa bỏ nhưng quên không xóa bỏ trên bản đồ đất. Mặc dù thời điểm giao đất năm 2011 có đại diện UBND huyện, phòng TNMT huyện Ý Yên và UBND xã Yên Nhân. Phải chăng vị Chủ tịch xã thấy những quyết định trên là không chính xác, không cần phải xem xét lại?
Xét trên các văn bản và số hồng đã cấp, việc người dân đòi lại đất là hoàn toàn chính đáng vì đây là dự án người dân đã trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và được kẻ vẽ trên bản quy hoạch địa chính, không thế nói bỏ là xóa đi được. Thời điểm chia đất cho các hộ dân từ năm 2011 các hộ dân đã nhận đủ khổ đất của mình và đường đi, có đầy đủ các cơ quan chức năng bàn giao.
Box:
Căn cứ theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều 3, quy định mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
1. Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:
a) Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp giấy chứng nhận; số vào sổ cấp giấy chứng nhận;
c) Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận";
d) Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận; mã vạch.
2. Nội dung và hình thức cụ thể của giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Trí Dũng
Trí Dũng
Tin khác
Thanh Hóa: Tăng cường xử lý các tập thể, cá nhân đùn đẩy nhiệm vụ, né tránh trách nhiệm
Dự báo giá phân bón có thể giảm tới 40% trong năm 2023
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho hoạt động kinh doanh karaoke
Thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài
Lượng ô tô lắp ráp trong nước giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm
Hà Nội: Gần 1.500 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm bị xử phạt
6 học sinh Việt Nam đạt giải tại Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương 2023
(THPL) - Ngày 30/5, theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), cả 6 học sinh của đội tuyển Việt Nam tham gia xét giải tại Olympic Tin...30/05/2023 19:08:17Một số mẫu ô tô mới sẽ ra mắt Việt Nam trong tháng 6/2023
(THPL) - Theo dự kiến, trong tháng 6 tới, Mazda CX-5, Honda City, Honda BR-V và Toyota Wigo 2023 sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam dưới dạng nâng cấp...30/05/2023 15:26:25Xuất khẩu rau quả dự báo cán mốc 4 tỷ USD trong năm 2023
(THPL) - Theo dự báo của một số chuyên gia, triển vọng xuất khẩu rau quả nửa cuối năm sẽ còn tươi sáng hơn khi nông sản Việt đang được...30/05/2023 17:24:00Công an phường Phú Thượng triển khai xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị” năm 2023
(THPL) - Sáng ngày 30/05, UBND phường Phú Thượng tổ chức hội nghị triển khai xây dựng công an phường Phú Thượng đạt “Công an phường...30/05/2023 14:08:52
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người trẻ bật mí cách theo đuổi lối sống “healthy” dễ dàng
(THPL) - Một lối sống healthy với chế độ ăn uống lành mạnh trong suy nghĩ của nhiều người thường khá cầu kỳ, phức tạp. Chính quan điểm đó vô tình đã tạo nên hàng rào cản bước họ theo đuổi lối sống vốn mang đến nhiều điều tích cực này. - Căn hộ mẫu Hoàng Thành Pearl có gì khiến khách hàng nóng lòng chờ quỹ căn...
- Kangaroo tri ân khách hàng, trợ giá tới 10 triệu khi thay cũ đổi mới máy lọc...
- LPBank chính thức là tên viết tắt của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vinamilk công bố lộ trình tới Net Zero 2050 và nhà máy, trang trại đạt trung hòa Carbon đầu tiên
(THPL) - Vừa qua, tại Nghệ An, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050"(Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong hành trình tiên phong của Vinamilk về phát triển bền vững. - LPBank và UnionPay ký kết thỏa thuận ghi nhớ hợp tác
- Bí quyết nào đưa New World Phu Quoc Resort lên vị trí số 1 Phú Quốc trên...
- Midomax - 8 năm bền vững thương hiệu “Thể thao an toàn – chất lượng...