Mỹ phẩm chứa chất cấm “tràn ngập” thị trường bất chấp quy định của Bộ Y tế?
(THPL) - Bất chấp quy định của Bộ Y tế về việc thu hồi sản phẩm (mỹ phẩm) có chứa chất cấm: Methylisothiazolinone, và hỗn hợp Methylechlorothiazolinone với Methylisothiazolinone trước ngày 30/4/2016, nhưng hiện nay sản phẩm có chứa chất cấm này vẫn “tràn ngập” ngoài thị trường.
Tin liên quan
Như tin tức đã được các cơ quan báo chí đăng tải trước đây liên quan quy định số 6577/ QLD – MP do phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, ông Nguyễn Tất Đạt đã ký, ban hành ngày 13/4/2015 về việc cập nhật các quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm.
Cụ thể, quy định nêu cụ thể một số chất sử dụng trong mỹ phẩm như sau: "Các chất- Butylparaben và các muối, Propylparaben và các muối (tham chiếu 12a Annex V) được phép dùng riêng lẻ với nồng độ tối đa 0,14% (tính theo acid), và dạng hỗn hợp các paraben với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính theo acid). Thời hạn áp dụng quy định đối với Butylparaben và các muối, Propylparaben và các muối (tham chiếu 12a Annex V) nêu trên: Thời hạn công bố đối với các sản phẩm mới sản xuất trong nước, nhập khẩu đến hết ngày 31/12/2015;"
Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu được chỉ phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/6/2016.- 05 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào Annex II (các chất không được dùng trong mỹ phẩm).Thời hạn áp dụng quy định đối với 05 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) nêu trên: Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu có chứa các thành phần này chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/7/2015.
Bên cạnh đó, quy định có đoạn nêu rõ: “Các chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V): Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off products) với nồng độ không quá 0,0015%; Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm.
Thời hạn áp dụng quy định đối với Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V) nêu trên: Thời hạn công bố đối với các sản phẩm mới sản xuất trong nước, nhập khẩu đến hết ngày 01/7/2015; Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30/4/2016.”
Tuy nhiên, theo khảo sát của nhóm PV, hiện nay các sản phẩm có chứa các chất cấm: Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone vẫn được bày bán trên thị trường một cách bình thường. Dường như việc thu hồi theo đúng quy định số 6577 của Cục Quản lý Dược đã không được các doanh nghiệp, công ty nhập khẩu, phân phối, sản xuất mỹ phẩm biết đến.
Tại một số cửa hàng đại lý, các siêu thị lớn PV có ghi nhận được rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm có thương hiệu như: Sunsilk, Clear, Hazeline, Rejoice… được sản xuất trong nước bởi các Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Wipro Unza Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ phẩm LG - Vina... đều có chứa chất cấm trong quy định vẫn đang được lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra, không chỉ đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước có chứa chất cấm vẫn đang lưu hành trên thị trường, nhóm PV cũng ghi nhận được rất nhiều sản phẩm có chứa các chất cấm trên tại 1 số sản phẩm mỹ phẩm được nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam như các thương hiệu: Ohui, Double Rich, Shower mate, Enchenteur…
Trao đổi với một số khách hàng đang có mặt tại siêu thị về thông tin mỹ phẩm có chứa các chất cấm trên sẽ phải thu hồi theo qui định, một khách hàng tên C. (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: “Nhà tôi sử dụng dầu gội, sữa tắm của các hãng trên, nhưng tôi không thấy nghe nói về việc phải thu hồi đối với các dòng sản phẩm này, không biết các chất bị cấm theo quy định có nguy hiểm tới sức khỏe không?”
“Nếu Bộ Y tế đã có văn bản thu hồi đối với mỹ phẩm có chứa các chất trên thì ít nhiều các chất này cũng không tốt cho sức khỏe người sử dụng, giờ ăn uống thì lo mua phải thực phẩm bẩn, mà các loại hàng hóa khác thì lo hàng giả, hàng nhái, giờ lại hàng có chứa chất cấm. Người tiêu dùng cũng không biết nên tin vào đâu để mua hàng hóa nữa.” khách hàng tên T. (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) băn khoăn khi chia sẻ với PV.
Trước công văn thu hồi trên, để tránh gây tâm lý “hoang mang” đối với người tiêu dùng khi mua sản phẩm, cũng như việc nâng cao ý thức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tòa soạn Thương hiệu & Pháp luật đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra, xử lý về sự việc này.
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Toner kor Hàn Quốc
- Bạn báo Giá yến thô cao cấp
- Cách xịt rửa mũi phòng bệnh hô hấp ở trẻ em
- Collagen trắng da của Nhật
- black rouge a 31