21:07 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Lạng Sơn đề xuất KCN Hữu Lũng rộng 599,76ha (2): “Chưa phân tích một số lĩnh vực công nghiệp trọng điểm”

13:59 03/12/2021

(THPL) - Góp ý về hồ sơ đề xuất dự án Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hữu Lũng với diện tích 599,76 ha, Bộ Công Thương cho rằng: Hồ sơ đề xuất chưa phân tích một số lĩnh vực công nghiệp trọng điểm dự kiến thu hút đầu tư, một số dự án đầu tư trọng điểm chiến lược (gồm nhà đầu tư, mục đích đầu tư cụ thể) dự kiến triển khai trong phân khu phát triển công nghiệp”.

Chưa có giải pháp cho quỹ đất

Như Thương hiệu và Pháp luật đã nêu trước đó, ngày 22/7/2021, ông Hồ Tiến Thiệu – Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi Bộ KH&ĐT về việc tham gia ý kiến thẩm định đối với dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hữu Lũng (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Dự án có tổng vốn đầu tư là 6.361.328.000.000 đồng (vốn góp của nhà đầu tư là 954.199.200.000 đồng; Vốn huy động là 5.407.128.800.000 đồng) do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam Singapore đề xuất. Qua nghiên cứu, Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đều đã có ý kiến.

Một trong những vấn đề nổi cộm, được các bộ quan tâm nhất chính là việc khu đất phục vụ dự án đang có hiện trạng gồm: đất trồng lúa là 105,49 ha; đất trồng cây hàng năm khác là 34,26 ha; đất trồng cây lâu năm là 255,85 ha; đất rừng sản xuất là 131,9 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 2,46 ha; đất phi nông nghiệp là 64,97 ha, đất chưa sử dụng là 4,83 ha.

Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT  nêu ý kiến

Theo quan điểm của Bộ Tài chính tại văn bảo số 11756/BTC-ĐT (do ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ đầu tư ký) thì nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai) và hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa hai vụ vào mục đích sử dụng khác tại khu vực đồng bằng; đồng thời, việc chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì chuyển đổi từ 10 ha đất trồng lúa trở lên phải được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản (điểm a khoản 1 Điều 58); chuyển đổi dưới 10 ha đất trồng lúa phải có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai).

Mặt khác, cũng theo Bộ Tài chính, Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội đã nêu: “Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp... hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa hai vụ vào mục đích sử dụng khác tại khu vực đồng bằng...”.

Đồng tình với quan điểm này, tại văn bản số 4949/BNN-KH (do ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng ký), Bộ NN&PTNT cũng đã nhấn mạnh: “Diện tích đất nông nghiệp cần chuyển đổi là tương đối lớn, đề nghị (tỉnh Lạng Sơn) cần đánh giá hiệu quả sản xuất đối với diện tích lúa, hoa màu cần chuyển đổi trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích mới tiến hành xem xét việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác”.

Đặc biệt nhấn mạnh về đất rừng, Bộ NN&PTNT lưu ý: Dự án dự kiến sử dụng khoảng 131,9 ha đất rừng sản xuất. Tuy nhiên, báo cáo chưa làm rõ hiện trạng rừng, chủ quản lý. Vì vậy Bộ NN&PTNT chưa đủ cơ sở để góp ý liên quan tới tính pháp lý về hiện trạng rừng mà dự án dự kiến sử dụng. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đảm bảo điều kiện và trình tự theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chưa thấy lĩnh vực công nghiệp trọng điểm

Cùng với đất, nước là nội dung được Bộ NN&PTNT quan tâm, theo đó, trong diện tích quy hoạch khu công nghiệp có sử dụng 22,43 đất giao thông, thủy lợi. Nhưng nội dung đề xuất của UBND tỉnh Lạng Sơn lại chưa nêu rõ về hệ thống thủy lợi, giải pháp và phương án hoàn trả nếu có ảnh hưởng đến công năng của các công trình thủy lợi, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về thủy lợi.

Còn nhiều điểm cần được UBND tỉnh Lạng Sơn giải trình, làm rõ

Bộ NN&PTNT cũng cho rằng, cần làm rõ căn cứ quy hoạch của phương án lấy nước thô từ sông Thương (để cấp nước cho nhà máy nước với công suất 11.500m3/ngđ), đồng thời làm rõ phương án xả thải của Khu công nghiệp (qua sông, suối, công trình thủy lợi...). Khi triển khai dự án cần tính toán, đảm bảo không ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt của người dân trong khu vực lân cận dự án.

Mặt khác, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng cần bổ sung nội dung phân tích về diễn biến thiên tai, đặc biệt là diễn biến lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, dông, lốc, mưa đá khu vực Lạng Sơn nói chung và khu vực huyện Hữu Lũng nói riêng để làm rõ các nguy cơ thiên tại và yêu cầu phòng chống thiên tai cần thực hiện khi đầu tư xây dựng khu công nghiệp, nhất là nguy cơ ngập lụt khu vực lân cận, nguy cơ lũ quét sạt lở đất trong điều kiện độ dốc nền đất lớn, đảm bảo không làm phát sinh rủi ro thiên tại. Khi lập và thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư cần rà soát, bổ sung đầy đủ các nội dung liên quan về phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều số 60/2020/QH14.

Còn nói riêng về lĩnh vực thu hút nhà đầu tư, tại văn bản số 4250/BCT-KT (do ông Cao Quốc Hưng – Thứ trưởng ký) Bộ Công thương đã đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn có giải trình bổ sung về hiện trạng lấp đầy các khu công nghiệp hiện hữu trên địa bàn tỉnh; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất có liên quan; sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

“Trong quá trình xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư, đề nghị thực hiện rà soát định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh đảm bảo sự phù hợp với các chính sách phát triển công nghiệp tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03/9/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

(Còn nữa)  

HUÊ MINH

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu