21:23 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Kinh tế số: Cơ hội “bứt phá” cho Việt Nam

08:56 12/02/2021

(THPL) - Việt Nam cũng được đánh giá là một nền kinh tế năng động với khoảng 700 nghìn doanh nghiệp tư nhân. Dân số Việt Nam với gần 100 triệu người đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ, tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi, thích sử dụng công nghệ.

Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet”. Kinh tế số đôi khi cũng được gọi là kinh tế internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy) hoặc kinh tế mạng (Web Economy).

Kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.

Theo Tạp chí Forbes  nhận định lĩnh vực kinh tế số thế giới có giá trị khoảng 3.000 tỷ USD, chiếm khoảng 3,8% giá trị nền kinh tế toàn cầu. Còn tại các quốc gia ASEAN, giá trị này đạt khoảng 150 tỷ USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thành viên. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số của khu vực này sẽ đạt 17% mỗi năm, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của khu vực được dự báo ở mức 9%.

Việt Nam đang trong giai  đoạn “dân số vàng” để phát triển kinh tế số

Theo nghiên cứu của Google và Temasek (Singaore), kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD vào năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Còn theo một nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61 thì GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu chúng ta chuyển đổi số thành công.

Việt Nam đang trong giai đoạn “dân số vàng” để phát triển kinh tế số (ảnh minh họa)

Việt Nam cũng được đánh giá là một nền kinh tế năng động với khoảng 700 nghìn doanh nghiệp tư nhân. Dân số Việt Nam với gần 100 triệu người đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ, tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi, thích sử dụng công nghệ.

Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông - CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. Hiện có khoảng 72% dân số đang sử dụng điện thoại thông minh, 68% số người Việt Nam xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động, có 70% số thuê bao di động đang sử dụng 3G hoặc 4G,… Dựa trên số liệu của tập đoàn Miniwatts Marketing, Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng intenet đông nhất thế giới. Chiến lược về CMCN 4.0 cùng Chương trình hành động về chuyển đổi số đang được nghiên cứu, soạn thảo và sẽ được lồng ghép vào Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, để xây dựng kinh tế số, hiện Việt Nam có thuận lợi là tỷ lệ người dân tiếp cận viễn thông và internet ở mức cao. Tuy nhiên cũng không ít thách thức. Chẳng hạn, chính sách và thể chế chưa liên thông, hệ thống thanh toán chưa thực sự an toàn. Việc này cũng đưa đến một hệ lụy là khó xây dựng những hệ thống thương mại điện tử tập trung với quy mô lớn và độ chuyên nghiệp hóa cao.

Trước hết, đó là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội. Quy mô của đa số doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ công nghệ thấp. Và khi đa số các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ thì rõ ràng đây là rào cản lớn cho chuyển đổi sang kinh tế số.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, khi lãnh thổ và địa lý trở thành tương đối trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp có tên tuổi của nước ngoài, như Lazada, Shopee hay các sàn có vốn đầu tư nước ngoài như Tiki, Sendo…, đều chịu lỗ để thu hút người dùng và giành thị phần trong lĩnh vực thương mai điện tử. Hay trong lĩnh vực vận chuyển, hai cái tên chiếm lĩnh thị trường là Grab và Uber, và sau này có thêm Go-Viet… Trong các lĩnh vực khác, như cung cấp các dịch vụ lưu trú, lữ hành, vận chuyển, tư vấn và kết nối shopping, ẩm thực, giải trí,… cũng đang bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp lớn của nước ngoài.

Bảo Hân

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu