02:47 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Kết quả xét nghiệm ban đầu của 24 người nghi phơi nhiễm HIV khi cấp cứu nạn nhân TNGT ở Kon Tum

| 13:54 03/07/2017

(THPL) - Kết quả sàng lọc ban đầu cho thấy, 17 nhân viên y tế và 7 người dân tại Kon Tum tham gia cứu hộ nạn nhân nhiễm HIV trong vụ tai nạn giao thông đều âm tính với HIV.

Sáng nay (3/7), bà Nguyễn Thị Diệu Thúy - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum cho biết đã tư vấn, xét nghiệm mẫu máu cho 24 người nghi bị phơi nhiễm HIV khi tham gia cứu nạn trong vụ tai nạn giao thông tại xã Đắk Hring (huyện Đắk Hà).

Theo đó, kết quả sàng lọc ban đầu cho thấy, tất cả 24 người nghi bị phơi nhiễm HIV khi cấp cứu cho một nạn nhân tai nạn giao thông bị HIV đều có kết quả âm tính với HIV. Tuy nhiên, để đảm bảo, những người này vẫn đang được tiếp tục điều trị dự phòng phơi nhiễm.

 Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Internet)

Dự kiến mẫu máu sẽ gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để tiếp tục xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật Elysa.

Theo bà Thúy, thuốc ARV chỉ phòng phơi nhiễm cho những người bị rủi ro tai nạn nghề nghiệp như công an, y, bác sĩ... làm nhiệm vụ. Trong trường hợp này, người dân tham gia cứu nạn nên trung tâm cũng linh động cấp thuốc và điều trị miễn phí (trường hợp này chưa có quy định cụ thể).

Đây chỉ là kết quả sàng lọc ban đầu, việc xác định có nhiễm HIV hay không phải chờ kết quả xét nghiệm từ tuyến trên. Sau khi tiến hành tư vấn, điều trị chống phơi nhiễm theo phác đồ, 3 tháng sau sẽ tiến hành kiểm tra lại theo đúng quy định.

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum đã cấp phát thuốc miễn phí và bảo đảm người bị phơi nhiễm được uống thuốc dự phòng trước 72 giờ theo đúng phác đồ điều trị dự phòng phơi nhiễm với HIV và tiến hành thực hiện tư vấn cho các trường hợp được điều trị dự phòng phơi nhiễm quay lại xét nghiệm theo quy định sau 3 tháng, 6 tháng.

Trước đó, ông Đào Duy Khánh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết 17 nhân viên y tế trong vụ việc cấp cứu bệnh nhân HIV đã sử dụng thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm ngay sau khi phát hiện sự việc.

Sau thông báo của Công an tỉnh Kon Tum, 6 hành khách tham gia cấp cứu bệnh nhân này cũng đã khai báo và điều trị. Đến sáng 1/7, trường hợp cuối cùng cũng được uống thuốc ARV. "Như vậy, tổng cộng 24 trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm HIV đều đã được cấp thuốc phơi nhiễm sớm, trước 72 giờ theo quy định của Bộ Y tế", ông Khánh khẳng định.

Theo ông Khánh, việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV có tác dụng tối ưu nhất trong vòng 72 giờ. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm không bị lây nhiễm HIV.

Trước đó, vào trưa 30/6, tại địa Km1552, QL14 xảy ra vụ va chạm giữa 2 xe khách 16 chỗ BKS 82B-002.45 chạy hướng từ huyện Đắk Tô về TP. Kon Tum và xe khách 82B - 002.23 chạy hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến 16 người thương vong, trong đó có 4 người tử vong (1 tại hiện trường, 3 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum).

Trong khi cấp cứu người bị nạn, có 17 y, bác sĩ và 7 người dân có liên quan nghi ngờ phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân vào viện, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm.

Tường Vy (T/h)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu