13:01 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng

22:22 06/11/2020

(THPL) - Những hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, vừa hỗ trợ tiêu thụ, vừa giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm an toàn.

Đây là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng tại Hội nghị hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công thương, được tổ chức sáng ngày 6/11, tại Hà Nội.

Trong thời gian qua, để góp phần thúc đẩy hệ thống phân phối phát triển và đáp ứng ngày càng tốt các điều kiện về an toàn thực phẩm, Bộ Công thương đã thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phổ biến việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, kịp thời có văn bản hướng dẫn, giải đáp thắc mắc trong quá trình triển khai.

Bộ Công thương đã tổ chức các Hội nghị kết nối đưa nguồn hàng thực phẩm an toàn, chất lượng vào hệ thống phân phối - Ảnh: Báo CAND
Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công thương năm 2020, từ ngày 7-8/11/2020, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội) cũng diễn ra nhiều hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn như: Tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm thực phẩm an toàn; các hoạt động trải nghiệm thực phẩm an toàn và nhiều hoạt động truyền thông hấp dẫn nhằm tuyên truyền thông điệp Chung tay kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn.

Đồng thời, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn và quản lý chợ an toàn thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; tổ chức nhiều hoạt động nhằm kích cầu tiêu dùng, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành kiểm soát và ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp với sở công thương địa phương tổ chức kết nối cung cầu hàng hóa và tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá thực phẩm an toàn và đặc sản vùng miền tại hệ thống các siêu thị lớn nhằm kết nối nguồn hàng thực phẩm bảo đảm an toàn vào hệ thống phân phối tại địa phương.

Đáng chú ý, Bộ Công thương đã hướng dẫn các địa phương xây dựng mô hình “chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm” với nội dung nghiên cứu xây dựng đề án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm và triển khai mô hình trên thực tiễn.

Tính đến năm 2019, cả nước đã xây dựng được 66 mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại 62/63 tỉnh/thành phố từ nguồn vốn ngân sách trung ương. Tính đến năm 2019 cả nước có 15 tỉnh thực hiện việc nhân rộng và xây dựng được 125 mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong năm 2020, Bộ Công thương tiếp tục hỗ trợ 6 địa phương gồm Bắc Cạn, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Bến Tre xây dựng mô hình.

Tại hội nghị, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cũng đã chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện tuyên truyền, tập huấn đào tạo, phổ biến thông tin, kiến thức về thực phẩm an toàn. "Ở Việt Nam các sản phẩm an toàn hiện nay đều bắt nguồn từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên khó khăn hơn do thiếu tiềm lực. Hơn nữa, do còn nhiều hộ kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ nên cũng gặp nhiều trở ngại trong công tác tuyên truyền, tập huấn huấn về đảm bảo an toàn thực phẩm", bà Nga cho hay.

Trong khuôn khổ hội nghị, gần 100 đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đến từ khắp các vùng miền và các đơn vị phân phối lớn đã cùng tìm hiểu nhu cầu, thông tin sản phẩm, đi đến các thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn cũng như định hướng thị trường.

Phương Mun (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu