Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh kêu cứu trước thông báo cắt điện, nước và thu hồi mặt bằng kinh doanh
(THPL) - Đại diện gần 60 doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong khu dự án công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông mới đây đã đồng thuận gửi đơn kêu cứu lên cơ quan chức năng TP. Hà Nội trước các thông báo thanh lý hợp đồng cung cấp nước sạch, điện và quyết định thu hồi mặt bằng kinh doanh.
Tin liên quan
Hà Tĩnh: Uẩn khúc thuyền viên Việt chết trên tàu cá
Samsung bị khách hàng tố có khuất tất trong dịch vụ hậu mãi
Bắc Kạn: Cán bộ, công chức không được tham gia bán hàng đa cấp
Sở Y tế Bình Dương thông tin về 9 gói thầu mua kit test thử SARS-CoV-2
Hòa Bình: Cảnh báo tình trạng quyền lợi người lao động chưa được đảm bảo tại Khu Công nghiệp Lương Sơn
» Nhiều nhà thầu đồng loạt gửi đơn 'kêu cứu' Chính phủ do ảnh hưởng của dịch bệnh
» Vụ án Phan Văn Anh Vũ: Nhiều đồng sở hữu tài sản bị kê biên kêu cứu
» Hà Nội: Dân kêu cứu vì công trình làm nứt nhà
Nỗi lo mất việc, mất thu nhập
Những ngày này, hàng chục doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong khu dự án công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông như đang ngồi trên đống lửa khi đối diện với việc bị cắt điện, nước sinh hoạt và bị phong toả, thu hồi mặt bằng kinh doanh trong nay mai.
Nỗi lo này cũng dễ hiểu bởi 3 năm qua dịch Covid bùng phát khiến cho việc kinh doanh dịch vụ bị ngưng trệ. Trong khi đó tiền đầu tư chưa thu hồi được, tiền thuê mặt bằng, nhân công… vẫn phải chi hằng tháng. Mấy tháng nay, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, hoạt động kinh doanh dịch vụ bắt đầu khởi động lại, chưa kịp ổn định thì các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nêu trên lại phải đối diện với nguy cơ bị đóng cửa vĩnh viễn do bị thu lại mặt bằng.

Được biết, năm 2015, theo nội dung tại quyết định 231/QĐ-TTPTQĐ ngày 16/10/2015 và giấy uỷ quyền số 246/GUQ-TTPTQĐ ngày 16/10/2015, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội đã uỷ quyền cho Chi nhánh Phát triển quỹ đất Hà Đông thực hiện việc khai thác tạm thời khu công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông. Chi nhánh Phát triển quỹ đất Hà Đông (nay là Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông) đã hợp đồng với 12 đơn vị khai thác tạm diện tích nằm trong khu đất này, trong đó có Công ty TNHH Sản xuất - xuất nhập khẩu Yên Thuỷ.
Theo đó, ngày 21/12/2015, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông và Công ty TNHH Sản xuất - xuất nhập khẩu Yên Thuỷ đã ký hợp đồng số 06/HĐKT về việc thuê diện tích khai thác tạm là 70.857,62 m2 .
Sau khi nhận bàn giao diện tích từ Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông, phía Công ty TNHH Sản xuất - xuất nhập khẩu Yên Thuỷ và 11 đơn vị khai thác tạm khác đã cho hàng chục doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuê lại mặt bằng để kinh doanh dịch vụ ăn, uống; thể thao; trông giữ, rửa xe; kho chứa hàng hoá …
Theo các doanh nghiệp, hộ kinh doanh này thì họ chính là đơn vị hoạt động trực tiếp từ những ngày đầu tiên khi khu đất dự án chỉ là ruộng bỏ hoang. Hầu hết các tài sản được hình thành tại khu dự án này đều là tiền do họ đóng góp, trong đó có tiền kè hồ, lắp hệ thống điện, hệ thống cống thoát, san lấp… Đặc biệt, toàn bộ các tài sản hiện tại đang hình thành trên đất là do phía các doanh nghiệp, hộ sản xuất bỏ chi phí lớn ra để đầu tư.
Hiện tại phía các cơ quan quận Hà Đông chưa thấy có thảo luận, họp bàn với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh để tìm phương án giải quyết hoặc di dời tài sản, công trình kiến trúc ra khỏi khu đất. Trên thực tế họ mới nhận được thông báo cắt điện, nước sinh hoạt. Điều này khiến cho mọi người rất hoang mang.
Đại diện một cơ sở kinh doanh tại khu vực này cho biết: “Đây là thời điểm cực kỳ khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ đang phải gồng mình để vực dậy sau chuỗi ngày tê liệt hoàn toàn vì dịch bệnh. Nợ nần chồng chất. Nếu không có thời gian, kế hoạch để chuẩn bị phương án di dời cơ sở sang nơi mới mà ngay lập tức bị cắt điện, cắt nước, phong toả mặt bằng kinh doanh thì đúng là đẩy mọi người vào đường cùng. Chủ cũng chết mà người lao động cũng mất việc, nguồn thu, đồng nghĩa với việc mất Tết”.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần thêm thời gian để chuẩn bị
Theo nội dung Thông báo số 121/TB-PTQĐ của Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng khai thác tạm tại khu công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông thì từ năm 2019 đến nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã có nhiều thông báo gửi Công ty TNHH Sản xuất - xuất nhập khẩu Yên Thuỷ để yêu cầu nộp các khoản tiền (thuê mặt bằng, tiền phí) theo đúng nội dung hợp đồng đã ký. Tuy nhiên đến nay Công ty TNHH Sản xuất - xuất nhập khẩu Yên Thuỷ đã không thực hiện đúng nội dung thể hiện trong hợp đồng…
Về vấn đề này, đại diện các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuê lại đất của Công ty TNHH Sản xuất - xuất nhập khẩu Yên Thuỷ cho rằng, nếu vì lí do phía Công ty TNHH Sản xuất - xuất nhập khẩu Yên Thuỷ trong nhiều năm không nộp tiền thuê mặt bằng, tiền phí khiến cho Trung tâm Phát triển quỹ đất phải đơn phương chấm dứt hợp đồng và thu hồi lại đất thì các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khẩn thiết được đề nghị thuê lại mặt bằng trực tiếp. Điều này vừa đảm bảo tiền thuê đất không bị thất thu, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thêm thời gian để ổn định hoạt động, qua đó tiếp tục duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động.

Trong điều kiện dự án khu công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông có kế hoạch khởi công, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh rất ủng hộ việc giao lại mặt bằng, tuy nhiên cần thời gian tối thiểu 03 tháng để sắp xếp, lên phương án di dời, tìm mặt bằng mới.
Theo ý kiến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khu công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông, việc cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và quận Hà Đông hỗ trợ phương án, lộ trình di dời bằng việc cho thời gian đủ dài để chuẩn bị thay bằng cách tức tốc thu hồi lại mặt bằng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh giảm thiểu được nhiều rủi ro, nguy cơ phá sản, qua đó bảo đảm được vấn đề an sinh.
Thiện Nam
Tin khác
“Nữ tướng ngành kim hoàn” Việt Nam được vinh danh Extraordinary 40 tại JWA 2023
Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít từ 16h chiều nay
Xuất khẩu cá ngừ khởi sắc, đạt mức cao nhất từ đầu năm
SHB được bình chọn là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam
Lỗi vận hành, hơn 3.200 xe Ford bị triệu hồi tại Việt Nam
Triển lãm Vietbuild Hà Nội thu hút hơn 1.000 gian hàng về bất động sản và xây dựng
QLTT Hà Nội thu giữ trên 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu
(THPL) - Mới đây, Đội QLTT số 9 và Đội cảnh sát kinh tế, Công an quận Tây Hồ phát hiện xe ô tô vận chuyển 1.250 kg cánh gà do nước ngoài sản...21/09/2023 14:20:18Đoàn Minh Tài “tái xuất” với dự án phim Thâm kế độc tình
(THPL) - Ngày 20/09/2023, KTL Production, nhà đầu tư Kristine Thảo Lâm cùng nhà sản xuất Đoàn Minh Tài chính thức ra mắt báo chí và truyền thông bộ...21/09/2023 14:22:56Đà Nẵng: Thu giữ hơn 1.500 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc
(THPL) - Hơn 1.500 chiếc bánh trung thu không có tem, nhãn, không có địa chỉ sản xuất vừa được lực lượng chức năng, Công an quận Thanh Khê...21/09/2023 11:01:38Bộ Công Thương đề xuất hai trường hợp mua bán điện trực tiếp
(THPL) - Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 158/BC-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp...21/09/2023 10:58:43
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Trải nghiệm “Thử thách độ bền cùng siêu bồn Plasman” gây ấn tượng đặc biệt
(THPL) - Chuỗi chương trình trải nghiệm “Thử thách độ bền cùng siêu bồn Plasman” do Tập đoàn Tân Á Đại Thành tổ chức tại Hưng Yên và Cần Thơ vào cuối tuần 16-17/9 vừa qua đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của cộng đồng. Trong đó, thử thách “đập bồn thử độ bền” đã tạo điểm nhấn thú vị và bất ngờ cho người tham gia sự kiện. - Thương hiệu Thể thao iWin hợp tác cùng thủ môn Nguyễn Văn Toản ra mắt sản...
- Độc đáo “Tây Bắc thu nhỏ” ở Fansipan
- LPBank và Bưu điện Việt Nam luôn đảm bảo quyền lợi của khách hàng ở...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Masan 10 năm được vinh danh Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
(THPL) - Ngày 16/9 vừa qua, Tập đoàn Masan (Masan Group) đã được vinh danh ở cả hai hạng mục “Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2023” (TOP50) và “Doanh nghiệp tỉ đô 2023” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư công bố. - Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất...
- Bảo Việt - 11 năm liên tiếp trong “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất”...
- Vietjet là một trong 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
- Innovature BPO: The first integrated Vietnam bpo service provider
- Cho thuê văn phòng trọn gói Quận 3