03:27 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Google bị kiện đòi bồi thường 2,4 tỷ USD

Phương Anh (tổng hợp) | 14:52 08/02/2022

(THPL) - Theo hãng tin Reuters, PriceRunner đã nộp đơn kiện lên một tòa án tại Thụy Điển, yêu cầu Google bồi thường cho các khoản lợi nhuận bị mất của trang web so sánh này tại Vương quốc Anh kể từ năm 2008, cũng như tại Thụy Điển và Đan Mạch từ năm 2013.

Theo đó, PriceRunner cáo buộc Google đã trục lợi khi đẩy mạnh các quảng cáo so sánh sản phẩm của riêng mình trong kết quả tìm kiếm.

Theo PriceRunner, Google có "vị thế gần như độc quyền" ở khu vực kinh tế châu Âu, với hơn 90% thị phần cho các công cụ tìm kiếm trên mạng Internet.

Ông Mikael Lindahl - Giám đốc điều hành PriceRunner cho biết, công ty đang chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều năm và luôn sẵn sàng các bước đi kế tiếp trong trường hợp họ không thắng kiện.

Báo VTV News đưa tin, một phát ngôn viên của Google cho biết, gã khổng lồ tìm kiếm sẽ sẵn sàng hầu tòa.

"Những thay đổi chúng tôi đã làm với các quảng cáo mua sắm vào năm 2017 đang thành công. PriceRunner không chọn sử dụng quảng cáo mua sắm trên Google, do đó, có thể họ không có được thành công như những công ty khác" - người phát ngôn của Google cho biết.

Google bị kiện, đòi bồi thường 2,4 tỷ USD. Ảnh minh họa

Theo báo VnExpress, trước đó vào tháng 11/2021, Tòa án Liên minh châu Âu từng bác đơn kháng cáo của Google và tuyên bố hãng phải chịu khoản phí kỷ lục 2,8 tỷ USD do đẩy các dịch vụ so sánh, mua sắm của riêng mình lên trước các đối thủ cạnh tranh không công bằng. Quyết định này được cho là mở đường cho vụ kiện của PriceRunner.

Giữa năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng đại gia công nghệ Mỹ đã sử dụng kết quả tìm kiếm để cố tình dẫn dắt người dùng đến nền tảng mua sắm Google Shopping. Sau hai lần kháng cáo không thành công, Google phải chịu mức phạt kỷ lục của EU dành cho một công ty công nghệ là 2,8 tỷ USD. Hãng còn phải đối mặt với hai vụ kiện độc quyền khác liên quan đến nền tảng di động Android và dịch vụ quảng cáo AdSense.

Những người ủng hộ chống độc quyền ở EU đang chuyển trọng tâm sang việc kiểm soát các công ty công nghệ lớn của Mỹ. Các nhà lập pháp của khối đã đề xuất đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) lên EC từ tháng 12/2020, trong đó buộc các nền tảng công nghệ phải nhượng bộ cho đối thủ nhỏ hơn.

Phương Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu