13:56 ngày 25/06/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Gian lận bảo hiểm y tế có thể bị phạt tù đến 10 năm

15:53 07/12/2017

(THPL) - Người gian lận bảo hiểm y tế được xác định phạm tội chuyên nghiệp, hành vi xảo quyệt, gây thiệt hại từ 500.000 đồng trở lên sẽ chịu mức phạt tù từ 1 - 10 năm.

Theo báo Thanh niên, chiều 6/12, đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết tính đến ngày 31/10, tổng số tiền nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), BHYT tự nguyện của các tỉnh, TP là 16.602 tỉ đồng, giảm 64 tỷ đồng; tỷ lệ nợ bằng 6,3% so với kế hoạch thu năm 2017. Trong tổng số nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có 2.991 tỉ đồng là tiền ngân sách nhà nước các địa phương chưa cân đối để chuyển cho các đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT, chiếm 65,7% tổng số nợ BHYT.

baohiemxh
Tiếp nhận hồ sơ BHXH. (Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN)

Theo TTXVN, đại diện BHXH Việt Nam cũng cho biết từ 1/1/2018, bộ luật Hình sự có hiệu lực. Tại luật này có quy định xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Trong đó người gian lận BHYT được xác định phạm tội chuyên nghiệp, hành vi xảo quyệt, gây thiệt hại từ 500.000 đồng trở lên sẽ chịu mức phạt tù từ 1 - 10 năm. Đáng chú ý, theo quy định tại điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, tùy mức độ hành vi có thể bị phạt tiền từ 500 triệu - 1 tỉ đồng, hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm.

Điều 214 và Điều 215 Bộ Luật Hình sự quy định hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế có thể bị phạt tù lên tới 10 năm. 

Các hành vi bị xử phạt gồm: Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đối với gian lận bảo hiểm y tế, các hành vi bị xử phạt gồm: Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

Tùy vào số tiền chiếm đoạt, gây thiệt hại và trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù. Nếu số tiền chiếm đoạt từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Đối với số tiền chiếm đoạt từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, hanh vi phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 100-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Hình phạt cao nhất là phạt tù từ 5-10 năm nếu số tiền chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Đáng chú ý, theo quy định tại điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, tùy mức độ hành vi có thể bị phạt tiền từ 500 triệu - 1 tỉ đồng, hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu