21:51 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nghiệp nhỏ tìm hướng đi sau đại dịch Covid - 19

Song Nam | 10:38 06/05/2020

(THPL) - Sở hữu 2 cơ sở kinh doanh đồ uống – ăn sáng và làm đẹp tại Kiên Giang và TP. Hồ Chí Minh khiến chị Hồng Huệ gặp không ít những khó khăn. Sau cách ly, mở cửa trở lại là một loạt những vấn đề mà chị cần tìm hướng giải quyết và khắc phục. Câu chuyện trên cũng tiêu biểu cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang loay hoay tìm hướng đi sau đại dịch.

Gặp chị Hồng Huệ trong ngày mở cửa trở lại của Mimosa Café – Quán cà phê sách – ăn sáng tọa lạc tại Khu phố Nội Ô, thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Khách tấp nập ra vào từ sáng sớm, chị cùng nhân viên tất cả nhân viên tất cả lo tiếp đón, sắp xếp, nhận order… có lẽ đã lâu lắm rồi chị cùng mọi người có cảm giác bận rộn đến thế nhưng gương mặt ai cũng rạng ngời ánh lên niềm vui.

Tiếp tôi tại một góc nhỏ của quán cà phê sách rộng hàng trăm m2, chị bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp của mình. Vốn xuất thân là một cán bộ nhà nước với hơn 20  năm trong biên chế nhưng cách đây 5 năm chị Hồng Huệ bắt đầu rẽ sang kinh doanh. Từ một người vốn chỉ quen với bàn giấy nên những ngày đầu “người mới”  như chị gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả đều phải học lại từ đầu như: cách kiểm soát dòng tiền, chi phí, đào tạo, quản lý nhân sự, nghiên cứu và xác định thị trường và đối tượng phục vụ...

Sau 5 năm dấn thân vào kinh doanh từ việc sở hữu một nhà hàng ăn uống và cà phê sách tại Kiên Giang, chị mở thêm một trung tâm làm đẹp tại Quận 2 – Tp Hồ Chí Minh. Mọi thứ vừa mới ổn định thì bất ngờ dịch bệnh kéo đến khiến một người mới trong thương trường như chị bị… lao đao. Có nhiều khi tôi đã nghĩ phải dừng lại. “Vì nguồn thu = 0 mà chi phí vẫn phải chi. Vì vậy tôi đã thương  lượng với chủ nhà hổ trợ tiền thuê nhà. Công việc kinh doanh vẫn cố gắng duy trì bằng việc bán hàng qua mạng để tạo điều kiện cho nhân viên có công ăn việc làm trang trải cuộc sống” – Chị Hồng Huệ - Chủ cơ sở kinh doanh cho biết

Thừa nhận là người may mắn khi chị đã nhận được sự chia sẻ rất lớn từ đội  ngũ nhân viên. “Mặc dù nguồn thu nhập bị giảm  nhưng hầu hết các bạn đều rất vui vẻ, chia sẻ và đón nhận mọi việc một cách  nhẹ nhàng. Tôi cũng khuyến khích các em tranh thủ thời gian rảnh rỗi giữa mùa dịch đọc sách để cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới để phát triển bản thân. Tôi cũng nói với nhân viên hãy xem đây là cơ hội chúng ta được ở bên người thân và gia đình nhiều hơn,  được ở nhà học tập và đọc sách nhiều hơn, có thời gian tập thể dục chăm sóc bản thân nhiều hơn... nên hãy nhìn mọi việc ở góc độ tốt nhất định mọi việc sẽ tốt hơn. Hãy yên tâm mọi việc rồi sẽ qua...  nhất định mọi việc rồi sẽ tốt hơn” – Chị Ngọc Huệ chia sẻ thêm.

Trở lại hoạt động sau 1 thời gian đóng cửa là một tin vui với những cơ sở kinh doanh như của chị, nhưng bên cạnh đó cũng là một loạt những khó khăn như việc giữ khoảng cách 2m: “Với nhà hàng và quán cà phê phải giữ khoảng cách 2m là không dễ dàng, vì mọi hành vi, thói quen đi ăn của người Việt không đơn giản chỉ để ăn uống, giải khát mà còn để gặp gỡ đối tác – giao lưu với bạn bè. Hơn nữa diện tích của quán hạn chế cũng là một trong những  nguyên nhân mà chủ cơ sở như chúng tôi  rất khó thực hiện. Vì vậy cách tốt nhất là tuyên truyền nâng cao nhận thức tự bảo vệ mình, ngưởi thân và cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang nơi công cộng, tự giữ khoảng cách nơi đông  người,  rửa tay thường xuyên. Bên cạnh đó chúng tôi cũng vệ sinh quán cà phê sạch sẽ, chuẩn bị nước sát khuẩn và khẩu trang phát miễn phí cho khách hàng”.

Bên cạnh đó do chi phí thuê mặt bằng cao, chi phí vẫn phát sinh dù cơ sở kinh doanh không hoạt động, vì vậy chị cũng đề xuất thêm: “Với doanh nghiệp hổ trợ giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng, kéo giãn thời gian thu nợ, gói vay lãi suất thấp, chính sách hổ trợ, khuyến khích người cho thuê giảm tiền thuê nhà, mặt bằng ... để doanh nghiệp đủ sức vượt qua đại dịch trước mắt tiếp tục tồn tại sau dịch mới duy trì phát triển được. Đồng thời chính phủ cũng  xem xét hỗ trợ cho người có thu nhập thấp như nhân viên phục vụ tại quán cà phê, tạp vụ,  bảo vệ thay vì chỉ tập trung ở những đối tượng bán vé số, xe ôm.. như hiện nay”.

“Mặt khác các doanh nghiệp phải tự nỗ lực cứu mình, tìm tòi đưa ra các sáng kiến, các giải pháp để tiếp tục trụ vững và phát triển. Phải tái cấu trúc doanh nghiệp, đổi mới phương thức, tổ chức lao động tăng hiệu quả hơn, tiết kiệm cắt giảm chi phí, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh lành mạnh, cải thiện cung cách phục vụ và đưa ra những ưu đãi tốt để kích cầu nhu cầu mua sắm – làm đẹp của khách hàng. Và quan trọng nhất phải có thần kinh thép, bản lĩnh, ý chí, nghị lực và tinh thần khởi nghiệp”  - Chị Hồng Huệ cho biết thêm.

Song Nam

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu