13:37 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Đình chỉ điều tra vụ án sản xuất hàng giả tại Thái Bình liệu có bỏ lọt tội phạm?

10:12 12/09/2023

Theo nhãn mác công bố thành phần của sản phẩm là Ethanol; Viện Khoa học Hình sự (VKHHS) - Bộ Công an kết luận: Không tìm thấy Ethanol mà chỉ có Methanol. Như vậy thành phần không đúng như công bố, đã bị CQCSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên vụ án đã bị đình chỉ điều tra…

Phát hiện số lượng lớn  nước rửa tay có chất cấm trong thời điểm đỉnh cao dịch covid-19

Theo hồ sơ vụ án, ngày 06/02/2020 tại đường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) – Công an (CA) tỉnh Thái Bình phối hợp với CATP Thái Bình kiểm tra xe ô tô mang BKS:29D-123.09 do anh Đỗ Xuân Trường (SN 1989) điều khiển. Tại Thời điểm kiểm tra, trên xe đang chở 420 chai dung dịch nước rửa tay nhãn hiệu Rencide III, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Anh Trường khai nhận đã mua số sản phẩm đó của Công ty CP Dược phẩm Thiên Y Việt có địa chỉ tại số 437, đường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình.

Lực lượng chức năng kiểm tra và phát hiện vi phạm tại Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Y Việt (ảnh TCDN)

Tiến hành làm việc tại trụ sở Công ty CP Dược phẩm Thiên Y Việt, có đại chỉ tại số 437, đường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình, tại khu vực lợp lán tôn che có 28 công nhân đang sản xuất, đóng gói hàng hóa là nước rửa tay in các dán nhãn hiệu: Rencide, Hand sanitizer dạng nước và dạng gel với trên 200 chai chứa dung dịch; 23 thùng nhựa loại 20 lít, 80 lít, 120 lít; 44 thùng phuy loại 200 lít chứa cồn công nghiệp.

Kiểm tra khu vực kho hàng, công an phát hiện 6.441 chai chứa dung dịch loại 100ml, 500ml chưa dán tem nhãn, 982 chai loại 100ml, 150ml, 500ml dán tem, nhãn nhãn hiệu Rencide, Hand sanitizer. Đại diện Công ty CP Dược phẩm Thiên Y Việt khai nhận không có giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các sản phẩm, hàng hóa trên.

Cơ quan CA đã phối hợp với Sở Y tế Thái Bình để lấy mẫu, kiểm nghiệm và xác định các chai chứa dung dịch nhãn hiệu Handrub, Rencide III và Hanrd Sanitizer đang được sản xuất với thành phần và mục đích sử dụng ghi trên tem nhãn sản phẩm là “chế phẩm diệt khuẩn trong linh vực y tế”.

 Kết luận giám định số 771/C09-P4 về việc kết luận giám định đối với 03 mẫu sản phẩm được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình “Quyết định trưng cầu giám định” số 36 ngày 10/02/2020.

Ngày 21/02/2020, VKHHS - Bộ Công an có bản “Kết luận giám định” số 771/C09-P4 về việc kết luận giám định đối với 03 mẫu sản phẩm được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình “Quyết định trưng cầu giám định” số 36 ngày 10/02/2020 gồm: Handrub, Rencide III và Hanrd Sanitizer.

Bản kết luận giám định nêu rõ:

  1. Mười (10) chai sản phẩm nhãn ghi “Nước rửa tay khô Rencide III, xịt tay sạch khuẩn nhan, làm mềm da, dưỡng ẩm cho da” sản xuất bởi Cty CP Dược phẩm Thiên Y Việt, loại 500ml gửi giám định đều có thành phần chính là Methanol, hàm lượng Methanol là 72,5% (v/v). Ngoài ra không tìm thấy Ethanol như ghi trên nhãn.
  2. Mười (10) chai sản phẩm nhãn ghi “Hanrd Sanitizer nước rửa tay khô, protect, bảo vệ sức khỏe, xịt tay sạch khuẩn, sạch khuẩn nhanh, làm mềm da, dưỡng ẩm cho da”, sản xuất bởi Cty CP Dược phẩm Thiên Y Việt, loại 100ml, được gửi giám định đều có thành phần chính là Methanol, hàm lượng Methanol là 66,18% (v/v). Ngoài ra không tìm thấy Ethanol như ghi trên nhãn.
  3.  Ba (03) chai sản phẩm nhãn ghi “Nước rửa tay khô Hanrd Sanitizer I, Gel xịt tay sạch khuẩn, sạch khuẩn nhanh, làm mềm da, dưỡng ẩm cho da”; sản xuất bởi Cty CP Dược phẩm Thiên Y Việt, loại 500ml, được gửi giám định đều có thành phần chính là Methanol, hàm lượng Methanol là 54,5% (v/v). Ngoài ra không tìm thấy Ethanol như ghi trên nhãn.

Kết luận giám định của VKHHS - Bộ Công an cũng nêu rõ:“Methanol (hay còn gọi là cồn gỗ, cồn công nghiệp…), được sử dụng trong công nghiệp, phòng thí nghiệm.

Methanol gây kích ứng khi tiếp xúc với niêm mạc mắt và da, hít phải gây buồn nôn, chóng mặt, kích ứng đường hô hấp và gây tử vong khi uống phải lượng lớn”.

Ngày 23/3/2020, CQ CSĐT CA tỉnh Thái Bình ký Quyết định khởi tố vụ án hính sự số 38 đối với Công ty CP Dược phẩm Thiên Y Việt…

Liệu có bỏ lọt tội phạm?

Đây được cho là vụ án sản xuất hàng giả rất lớn tại tỉnh Thái Bình mà Công ty CP Dược phẩm Thiên Y Việt thực hiện trong lúc cả nước và cả thế giới căng mình chống dịch. Cuối năm 2019, virus Corona được phát hiện đầu tiên ở TP Vũ Hán của Trung Quốc. Ngày 23/01/2020 phát hiện ca bệnh nhân covid đầu tiên ở Việt Nam. Do tâm lý sợ bị mắc dịch bệnh nên một số sản phẩm hỗ trợ phòng chống dịch trở nên “hot” như khẩu trang, cồn y tế và các dung dịch sát khuẩn…

Có lẽ nắm bắt được tâm lý này của đa số người dân nên không ít thành phần bất hảo đã nghĩ ra những chiêu trò và thực hiện hành vi làm ăn phi pháp để trục lợi. Sản xuất hàng giả, sử dụng cồn Methanol để sản xuất nước rửa tay nhưng lại công bố là Ethanol, hành vi của Công ty CP Dược phẩm Thiên Y Việt tại Thái Bình là một ví dụ điển hình.

Ngày 23/9/2020, Thiếu tá Nguyễn Thái Hợp - Phó thủ trưởng CQ CSĐT CA tỉnh Thái Bình ký thông báo số 1082, thông báo về việc đình chỉ điều tra vụ án hình sự.

Một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được thực hiện vào thời điểm rất “nóng” của tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới. Dư luận một mặt phẫn nộ với hành vi bất nhân, vô nhân đạo của Công ty CP Dược phẩm Thiên Y Việt, nên trông chờ vào một chế tài thích đáng xử lý các đối tượng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả. Thế nhưng, thật bất ngờ là ngày 23/9/2020, đúng 6 tháng sau khi khởi tố vụ án hình sự thì CQ CSĐT CA tỉnh Thái Bình lại ký Quyết định số 01 về việc đình chỉ điều tra. Cũng ngày 23/9/2020, Thiếu tá Nguyễn Thái Hợp - Phó thủ trưởng CQ CSĐT CA tỉnh Thái Bình ký thông báo số 1082, thông báo về việc đình chỉ điều tra vụ án hình sự nói trên.

Theo phân tích của luật sư Nguyễn văn Ngọc – Công ty luật Niềm tin Công lý thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội: Hành vi sản xuất hàng giả là hành vi làm hoặc tạo ra những sản phẩm, hàng hóa có nhãn hiệu, nguồn gốc, chất lượng hoặc công dụng giống như những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng. Ở đây, Cty CP Dược phẩm Thiên Y Việt đã sản xuất ra sản phẩm mà họ công bố là Ethanol, nhưng trong sản phẩm lại không có thành phần Ethanol mà có thành phần Methanol; Điều đó có đủ cơ sở khẳng định Cty CP Dược phẩm Thiên Y Việt sản xuất hàng giả - là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng cũng như trật tự quản lí thị trường. Nội dung này được nêu rất rõ tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
“Đối với hành vi của Cty CP Dược phẩm Thiên Y Việt, có đủ căn cứ khởi tố theo Điểm a, đ, Khoản 2 Điều 192 Bộ Luật hình sự năm 2015, nhưng CQ CSĐT CA tỉnh Thái Bình lại đình chỉ điều tra là có dấu hiệu của hành vi bỏ lọt tội phạm, được quy định tại Điều 369 Bộ Luật hình sự 2015” - Luật sư Nguyễn Văn Ngọc nêu quan điểm.

Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau:
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Làm chết người;
i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;n) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
:a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;
c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm chết 02 người trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

Theo Tạp chí Toà án

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu