Di Linh - Lâm Đồng: “Giúp” người dân tộc thiểu số vay tiền ngân hàng rồi...bán đất
(THPL) - Do cần tiền làm ăn, vợ chồng ông K’Bim nhờ vợ chồng ông Bùi Tường Luân đứng tên hộ hơn 3,4ha đất trên sổ đỏ để giúp vay ngân hàng 1,3 tỷ đồng, với cam kết trong thời gian 2 năm không được chuyển nhượng. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, vợ chồng ông Luân đã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất cho người khác.
Tin liên quan
Cục Quản lý Dược đề nghị Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thuốc chữa bệnh
Long An: Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư KCN Thuận Thành Phát Land là giả mạo
Hà Nội: Phát hiện kho thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc tại khu chung cư
Thanh Hóa: Tổ chức tiêu hủy 63 mặt hàng vi phạm, hết giá trị sử dụng
Cảnh báo hành vi mạo danh Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để lừa đảo
Mất 3,4ha đất vì nhờ vay…1,3 tỷ đồng
Theo phản ánh, ông K’Bim cùng vợ là bà Ka Nhìs trú tại thôn 5, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, là người đồng bào dân tộc thiểu số, không thông thạo tiếng Kinh, không đủ điều kiện để vay ngân hàng. Thông qua các mối quan hệ, ông bà K'Bim quen biết ông Nguyễn Hữu Trí, Phó giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Di Linh, là người hay “giúp đỡ” cho…“vay nóng”. Ông Trí sau đó giới thiệu cho vợ chồng ông K’Bim tới gặp vợ chồng ông Bùi Tường Luân, bà Nguyễn Lê Uyên (trú tại xã Tân Nghĩa, Di Linh) để nhờ vay ngân hàng giúp 1,3 tỷ đồng.

Ngày 07/08/2019, vợ chồng ông K’Bim và vợ chồng ông Luân ký Văn bản thoả thuận “nhờ đứng tên tài sản quyền sử dụng đất”. Theo đó, vợ chồng ông K’Bim “nhờ” vợ chồng ông Luân, bà Chi đứng tên hộ 3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với tổng diện tích hơn 3,4ha thuộc sở hữu của gia đình để vay “giúp” từ ngân hàng số tiền 1,3 tỷ đồng. Tại văn bản thoả thuận này, hai bên cam kết: “Bên A (vợ chồng ông K’Bim nhờ bên B (vợ chồng ông Luân) đứng tên sổ đỏ trong thời gian là 2 năm. Trong khoảng thời gian này, bên B không được sang nhượng cho người khác. Khi hết hạn vay vốn, bên B có trách nhiệm sang tên lại cho bên A. Bên A chịu trả lãi hàng tháng, hàng quý đúng thời hạn, đáo hạn hàng năm và trả lãi gốc theo đúng quy định của ngân hàng. Bên nào làm sai thoả thuận, bên đó sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Cả vợ chồng ông K’Bim và vợ chồng ông Luân đều ký và điểm chỉ tay vào biên bản thoả thuận này. Sau khi thỏa thuận, vợ chồng ông K’Bim lập thủ tục sang tên GCNQSDĐ cho vợ chồng ông Luân, bà Chi đứng tên. Sau đó, ông Luân, bà Chi đã liên hệ thế chấp tài sản trên để vay hộ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hòa Ninh cho ông K’Bim số tiền 1.300.000.000 đồng. Hàng tháng, vợ chồng ông K’Bim đưa tiền cho vợ chồng ông Luân, bà Chi đóng lãi cho ngân hàng.

Tuy nhiên, theo phản ánh, chỉ hơn 2 tháng sau, mặc dù chưa đến hạn trả nợ nhưng vợ chồng ông Luân, bà Chi đã tự nộp vào ngân hàng 1,3 tỷ đồng để tất toán số nợ rồi giải chấp các GCNQSDĐ. Sau đó, ngày 25/10/2019, vợ chồng ông Luân chuyển nhượng cho ông Nguyễn Hải Thiên Hoàng, địa chỉ: Tổ dân phố 10, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh. Ông Nguyễn Hải Thiên Hoàng tiếp tục đem toàn bộ tài sản trên thế chấp vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, phòng giao dịch Di Linh, tỉnh Lâm Đồng vay với số tiền 1.800.000.000 đồng.
Sau khi vợ chồng ông K’Bim phát hiện vợ chồng ông Luân, bà Chi, ông Hoàng có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản thì có đơn khởi kiện gửi TAND huyện Di Linh yêu cầu giải quyết. “Ngày 28/11/2020, trong thời gian chờ TAND huyện Di Linh giải quyết, ông Nguyễn Hải Thiên Hoàng, ông Nguyễn Hữu Trí đã cho nhiều người gây sức ép bắt vợ chồng tôi ký vào giấy thỏa thuận buộc phải chuộc lại toàn bộ số tài sản trên với số tiền 2.400.000.000 đồng, nếu không chuộc, ông Hoàng giao các tài sản trên cho ông Trí toàn quyền sử dụng. Vì muốn chiếm đoạt tài sản của vợ chồng tôi nên ông Hoàng đã làm hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ tài sản trên cho ông Nguyễn Hữu Trí”- đơn của ông K’Bim nêu rõ.
Đất đang tranh chấp vẫn chuyển nhượng?
Theo phản ánh, ngay sau khi các thửa đất bị chuyển nhượng, gia đình ông K’Bim đã liên hệ với vợ chồng ông Luân, bà Chi thì được trả lời không thể lấy lại do đã chuyển nhượng cho người khác. Đồng thời, vợ chồng ông K’Bim phải trả lại số tiền tương ứng với giá trị lô đất thời điểm hiện tại và phải được ông Hoàng đồng ý.
Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, ngày 16/11/2020, gia đình ông K’Bim đã có đơn gửi Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh đề nghị ngăn chặn tài sản. Đồng thời, ông K’Bim cũng tiếp tục có đơn khởi kiện gửi TAND huyện Di Linh để giải quyết vụ việc. TAND huyện Di Linh cũng đã có thông báo tiếp nhận đơn.
Mặc dù vậy, đến ngày 02/02/2021, ông Hoàng vẫn tiếp tục ký chuyển nhượng 2 thửa đất số 176 và 180 tờ bản đồ số 62 xã Liên Đầm cho ông Nguyễn Hữu Trí. Không những thế, ngày 12/05/2021, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh huyện Di Linh tiếp tục ký xác nhận chuyển quyền sử dụng tại trang 4 các GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Hữu Trí.
Bức xúc trước hành vi của vợ chồng ông Luân, ông Hoàng, ông Trí, gia đình ông K’Bim đã có hàng loạt lá đơn tố cáo, đơn yêu cầu khởi tố gửi Công an, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Di Linh. Ngày 18/05/2021, VKSND huyện Di Linh gửi thông báo tới gia đình ông K’Bim đề nghị liên hệ với Công an huyện Di Linh để giải quyết theo thẩm quyền. Ngày 20/05/2021, Công an huyện Di Linh văn bản trả lời đề nghị ông K’Bim liên hệ với TAND huyện để giải quyết. Trước đó, ngày 23/04/2021, Công an huyện Di Linh cũng đã có Phiếu hướng dẫn số 606/HD-ĐTTH gửi ông K’Bim đề nghị liên hệ để TAND huyện giải quyết khi ông tố cáo ông Bùi Tường Luân.
Khi sự việc chưa được các cơ quan chức năng làm sáng tỏ, nhưng theo phản ánh, ngày 01/07/2021, mặc dù gia đình ông K’Bim vẫn đang canh tác, sử dụng trồng cà phê nhưng ông Nguyễn Hữu Trí đã cho người dùng máy xúc phá hoại tài sản (diện tích khoản 500 cây cà phê kinh doanh Robusta). Gia đình ông K’Bim đã gửi đơn trình báo Công an xã Liên Đầm đề nghị giải quyết.

Ngày 02/07/2021, gia đình ông K’Bim tiếp tục làm đơn tố cáo về hành vi của vợ chồng ông Luân, ông Hoàng, ông Trí. Ngày 07/07/2021, Cơ quan CSĐT Công an huyện Di Linh có Văn bản số 312/CQCSĐT trả lời vợ chồng ông K’Bim cho rằng việc tố cáo có liên quan đến vụ kiện nên đề nghị liên hệ với TAND huyện Di Linh để được xem xét, giải quyết theo quy định. Đồng thời, Công an huyện Di Linh còn cho rằng trong quá trình giải quyết nếu có dấu hiệu của tội phạm theo quy định thì TAND huyện sẽ chuyển vụ việc sang công an huyện tiếp nhận, giải quyết theo quy định.
Ngày 05/10/2021, TAND huyện Di Linh có Phiếu chuyển đơn số 76/2021/PCĐ-TA gửi Công an huyện Di Linh. Theo đó, TAND huyện Di Linh cho biết đã nhận được đơn tố cáo ngày 04/10/2021 và đơn đề nghị chuyển đơn và các tài liệu kèm theo của vợ chồng ông K’Bim. Trong đơn, người đại diện của ông K’Bim cho rằng: Xét thấy hành vi của vợ chồng ông Luân, ông Hoàng, ông Trí là có dấu hiệu vi phạm về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và huỷ hoại tài sản”. Do đó, đại diện của ông K’Bim đề nghị Toà án chuyển toàn bộ hồ sơ khởi kiện và các tài liệu kèm theo sang Công an huyện Di Linh để giải quyết theo thẩm quyền. Sau khi nhận được đơn, TAND huyện Di Linh nhận thấy đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an huyện Di Linh. Vì vậy, TAND huyện Di Linh đã chuyển toàn bộ hồ sơ tài liệu đến Công an huyện Di Linh để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 07/12/2021, TAND huyện Di Linh cũng đã có thông báo thụ lý vụ án tranh chấp đất đai đối với nguyên đơn là ông Nguyễn Hữu Trí, bị đơn là ông vợ chồng ông K’Bim. Theo đó, ông Trí yêu cầu toà án giải quyết buộc vợ chồng ông K’Bim phải trả lại cho ông Trí 2 thửa đất số 176 và 180, tờ bản đồ số 62 xã Liên Đầm đã được VPĐKĐĐ chi nhánh huyện Di Linh xác nhận chuyển nhượng ngày 12/05/2021.
Đến đây, dư luận đặt ra câu hỏi, trước đó, vợ chồng ông K’Bim đã có nhiều lần gửi đơn tố cáo, đề nghị ngăn chặn tới các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ sự việc, thậm chí TAND huyện Di Linh đã nhận được đơn khởi kiện và chưa có kết quả giải quyết nhưng VPĐKĐĐ chi nhánh huyện Di Linh vẫn ký xác nhận điều chỉnh trang 4 để hợp thức hoá việc chuyển nhượng đất cho ông Trí. Điều này liệu có trái với quy định tại Điều 188, Luật Đất đai 2013, hay phải chăng đã có tiêu cực, “lợi ích nhóm”?
Bên cạnh đó, sự việc xảy ra từ năm 2019 tới nay đã gần 3 năm nhưng qua nhiều lần công dân gửi đơn, các cơ quan chức năng huyện Di Linh liệu có đang “đùn đẩy” trách nhiệm để sự việc kéo dài? TAND huyện Di Linh đã chuyển toàn bộ hồ sơ để Công an huyện xem xét, giải quyết, mong rằng sự việc sẽ sớm được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm giải quyết dứt điểm để những người dân đồng bào dân tộc thiểu số không phải mòn mỏi đi tìm công lý, không để sự việc kéo dài, gây ảnh hưởng tới chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.
Trước đó, hàng loạt các cơ quan báo chí đã phản ánh tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết và hoàn cảnh khó khăn của người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai, một số đối tượng đã lừa chiếm quyền sử dụng đất. Một trong các thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng vào tình trạng không biết chữ, không biết tiếng Kinh nên người dân tin tưởng giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng để nhờ làm thủ tục vay vốn ngân hàng. Sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chúng mang thế chấp vay tiền ngân hàng hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác để trục lợi. Theo số liệu của Công an tỉnh Gia Lai, chỉ từ đầu năm 2020 đến nay, Công an tỉnh đã khởi tố: 11 vụ, 27 bị can vì các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc cấp, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất. |
Nhóm PV
Tin khác
Những sự kiện nổi bật tuần qua của ngành ngân hàng
Lựa chọn xe máy tay ga hay xe số nào tiết kiệm nhiên liệu?
Xiaomi Notebook Pro 2022 được trang bị bộ vi xử lý thế hệ mới
May Việt Tiến (VGG) lãi sau thuế gần 51 tỷ đồng trong quý 2
Thị trường hồ tiêu ngày 14/8 phản ứng trái chiều
Cục Quản lý Dược đề nghị Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thuốc chữa bệnh
Doanh nghiệp thủy sản trước 5 thách thức lớn cần được tháo gỡ
(THPL) – Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, bối cảnh hiện nay và 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đang...14/08/2022 08:19:55Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng đề án tái cơ cấu nhà máy Đạm Ninh Bình
(THPL) - Chiều 13/8, ngay sau khi làm việc về dự án Đạm Hà Bắc tại Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về Ninh Bình, kiểm tra,...14/08/2022 08:23:28Xuất khẩu cá tra sang EU năm 2022 có thể đạt trên 200 triệu USD
(THPL) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt gần 122 triệu USD, tăng 91% so...13/08/2022 13:44:51Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc có thể đạt 100 tỷ USD năm 2022
(THPL) - Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại Việt – Hàn đạt gần 45 tỷ USD. Với sự tăng trưởng như vậy, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc...13/08/2022 14:41:08
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Tập đoàn Austdoor: Phát triển bền vững bằng các hoạt động tạo giá trị chia sẻ (CSV)
(THPL) - Ngày 12/8/2022 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược CSR/CSV Doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển bền vững", Tập đoàn Austdoor tham dự với vai trò chia sẻ kinh nghiệm của Doanh nghiệp đang tích cực định hướng phát triển bền vững thông qua các hoạt động, chương trình Tạo giá trị chia sẻ (CSV). - Tập đoàn Bảo Việt và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- “Bí mật” hút khách của bánh trung thu thủ công Vinpearl Luxury Landmark 81
- WinCommerce khai trương siêu thị WinMart đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
NovaGroup đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” do Tạp chí HR Asia bình chọn
(THPL) - Ngày 11/08/2022, Tập đoàn NovaGroup vinh dự đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” (Best Companies to Work for in Asia 2022) do Tạp chí HR Asia bình chọn. Trước đó, Novaland – thành viên chủ lực trong hệ sinh thái NovaGroup cũng đã liên tục đạt giải thưởng này trong 3 năm liên tiếp (2019 – 2021). - Nam A Bank - Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất...
- Bảo Việt (BVH): Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững 2022
- Tập đoàn Masan được vinh danh trong Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững...