Đề xuất điều chỉnh tăng mức đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
(THPL) - Chính phủ đề xuất điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án tăng từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng, tăng 3.714 tỷ đồng.
Sáng ngày 19/5/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày Tờ trình số 423/TTr-CP về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Theo tờ trình, tổng mức đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 được đề xuất điều chỉnh tăng từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng hơn 3.714 tỷ đồng so với phương án đã được phê duyệt trước đó.
Cụ thể, tổng mức đầu tư của ba dự án thành phần được điều chỉnh như sau: Dự án thành phần 1 là 6.693 tỷ đồng, Dự án thành phần 2 là 7.642 tỷ đồng và Dự án thành phần 3 là 7.216 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến tăng từ 14.270 tỷ đồng lên 17.124 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 12.144 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 4.980 tỷ đồng. Giai đoạn 2026 - 2030, ngân sách trung ương cần bổ sung thêm 860 tỷ đồng, nâng tổng mức vốn giai đoạn này lên 4.427 tỷ đồng.
Lý do điều chỉnh được nêu tại Tờ trình là do quá trình triển khai thực hiện Dự án đã phát sinh một số yếu tố làm tăng tổng mức đầu tư của các Dự án thành phần được Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt, dẫn đến tăng sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 59/2022/QH15, cụ thể là tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chi phí đầu tư xây dựng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi, ủy ban cho rằng, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án tăng 3.714 tỷ đồng - tương đương khoảng 20,8% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án đã được Quốc hội quyết định - là khá lớn.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị tiếp tục rà soát các chi phí tăng, giảm của dự án, đồng thời phân tích, bổ sung để làm rõ hơn việc tăng, giảm các chi phí này nhằm bảo đảm tính chính đáng, hợp lý trong việc đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, để có nguồn vốn bố trí kịp thời, bảo đảm dự án không bị kéo dài, sớm đưa vào khai thác sử dụng, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ hơn nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án.
Đồng thời, một số ý kiến cho rằng, thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, 2 địa phương này sẽ được sáp nhập vào các đơn vị hành chính mới nên có thể ảnh hưởng đến khả năng bố trí và điều phối nguồn vốn địa phương theo kế hoạch, do đó đề nghị Thủ tướng Chính phủ và UBND các địa phương làm cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm bảo đảm bố trí đủ vốn cho Dự án.
.webp)
Với nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026-2030, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 70/2025/UBTVQH15 ngày 7/2/2025 quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. Do đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ tổng hợp nhu cầu vốn của dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn tính khả thi, khả năng bố trí vốn cho việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong điều kiện ngân sách nhà nước, đồng thời phải thực hiện rất nhiều dự án quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, theo cơ quan thẩm tra, Chính phủ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và cam kết bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án và xác định thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng, không để tiếp tục xảy ra tình trạng tăng vốn đối với dự án.
Minh Phương
Tin khác
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí cách mạng thực hiện tốt sứ mệnh lan tỏa khát vọng phát triển, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hùng cường
Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hải quan chuyển đổi số: Tự động phân công công chức kiểm tra hồ sơ từ ngày 1/7
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc”
Từ Nghị quyết 68 đến chiến lược dữ liệu: Tư duy mới trong kiến tạo chính sách
Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao sức khỏe Việt Nam, nhiệm kỳ 2025-2030
Công ty Điện lực Tuyên Quang vận hành lưới điện thông minh, hướng tới quản lý hiện đại và phục vụ khách hàng tốt hơn
(THPL) - Xây dựng và vận hành lưới điện thông minh đang là xu hướng tất yếu của ngành Điện trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện....21/06/2025 10:21:49Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Mở ra tầm nhìn mới cho báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn
(THPL) - Sau gần hai ngày làm việc sôi nổi, chiều 20/6, Diễn đàn Báo chí toàn quốc lần thứ II năm 2025 đã khép lại bằng một phiên bế mạc ấm...20/06/2025 22:13:24Tiến sĩ Mạc Quốc Anh: Báo chí không chỉ là cầu nối, mà còn là người “truyền lửa”
21/06/2025 10:58:52Dữ liệu – Nền móng không thể thiếu cho chuyển đổi số báo chí
(THPL) - Trong kỷ nguyên số, nơi độc giả chỉ cần một cú nhấp chuột để tiếp cận hàng triệu thông tin mỗi ngày, báo chí muốn tồn tại và...20/06/2025 20:20:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...