Đề xuất áp thuế TTĐB cho đồ uống có đường gây nhiều ý kiến trái chiều
(THPL) - Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính soạn thảo, xin ý kiến. Tuy nhiên, đề xuất này đang gây nhiều ý kiến trái chiều, trong đó, các chuyên gia cho rằng, việc này lợi bất cập hại.
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lên đồ uống có đường tại Việt Nam đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, có quan điểm cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường không giúp đạt mục tiêu sức khỏe và kinh tế mà thậm chí còn gây thiệt hại lớn cho nhiều ngành phụ trợ và nền kinh tế nói chung.
Theo ông Nguyễn Văn Phụng - Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp hiện nay đang phải gánh chịu cùng lúc rất nhiều loại thuế và chi phí như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, phí tái chế, xử lý chất thải, các loại chi phí để thực hiện các trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính, phí đối với khí thải, phí nước thải (đang chuẩn bị bổ sung). Các loại chi phí này sẽ gia tăng thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp rất lớn, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp còn đang vật lộn với quá trình phục hồi sau đại dịch và sự khó khăn chung của kinh tế toàn cầu.

Liên quan đến đề xuất áp thuế TTĐB cho đồ uống có đường, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đề xuất Bộ Tài chính chưa bổ sung đồ uống có đường vào dự thảo luật lần này. Bởi nước uống có đường không phải là nguồn cung cấp đường và calo duy nhất và cao nhất. Đây cũng không phải là nguyên nhân duy nhất và chủ yếu dẫn đến thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.
Còn theo bà Nguyễn Việt Hà - Phó Giám đốc AmCham nhận định, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường có thể dẫn tới giảm tiêu thụ sản phẩm này. Như theo báo cáo của Bộ Tài chính, mục tiêu đặt ra là giảm 20% tiêu thụ mặt hàng này.
Tuy nhiên kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc giảm lượng tiêu thụ với đồ uống có đường không đồng nghĩa giảm các bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường… Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, bà Hà cho hay nhiều nước không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, mà áp dụng các biện pháp hạn chế quảng cáo đồ uống có đường, hướng dẫn sử dụng thực phẩm lành mạnh. Đây cũng là giải pháp mà Việt Nam có thể tham khảo.
Phía Bộ Tài chính cũng nêu nguyên nhân đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, với mục đích kiểm soát thừa cân béo phì, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, tính hiệu quả của đề xuất này hiện chưa đủ sức thuyết phục.
Thứ nhất, không có đủ bằng chứng khoa học cho thấy nước giải khát là nguyên nhân trực tiếp gây thừa cân béo phì. PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết những lý do chính gây ra thừa cân béo phì bao gồm chế độ dinh dưỡng không hợp lý (tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao), thiếu vận động thể chất, do di truyền hoặc nội tiết.
Một báo cáo của Viện dinh dưỡng đã chỉ ra rằng tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh khu vực thành thị cao hơn nhiều so với học sinh ở khu vực nông thôn (lần lượt là 41,9% và 17,8%) nhưng tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt ở mức độ thường xuyên của trẻ em khu vực thành thị lại thấp hơn mức tiêu thụ của trẻ em ở khu vực nông thôn (lần lượt là 16,1% và 21,6%).
Thứ hai, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Phụng - Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho biết, nếu đánh thuế đối với mỗi nước giải khát có đường thì người tiêu dùng vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác, mà những thực phẩm thay thế này cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh không lây nhiễm. Công cụ thuế trong trường hợp này khó mà thay đổi hành vi người tiêu dùng thậm chí còn có thể tạo điều kiện cho các hàng hoá buôn lậu, các thực phẩm đường phố không được kiểm soát về chất lượng.
Bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh những hệ lụy không mong muốn. Chính phủ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế - xã hội và đưa ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà không gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Tuấn Minh (t/h)
Tin khác
TP.HCM công bố có thêm bệnh viện quy mô lớn, công nghệ cao tầm quốc tế
Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm trật tự, ATGT dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Hàng trăm kg pin cũ được thu gom từ chiến dịch Pin Hunter do OCB phát động
Nhiều khách hàng trải nghiệm chi tiêu tại “Con đường ưu đãi” do VPBank triển khai
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam: Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại phố cổ Hà Nội
Giá xăng giảm mạnh, RON 95-III xuống mức thấp nhất 5 năm
(THPL) - Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giảm giá xăng dầu kể từ 15h hôm...17/04/2025 15:13:27Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ động phòng, chống sốt xuất huyết
(THPL) - Ngày 17/4, Bộ Y tế cho biết đã có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố trực...17/04/2025 15:14:46Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón khi thị trường nóng lên
(THPL) - Với định hướng của Cửa Lò là trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, một điểm đến thu hút du khách...17/04/2025 15:15:21Festival Phở 2025: Hội tụ tinh hoa ba miền
(THPL) - Ngày mai 18/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) chính thức diễn ra Festival Phở 2025. Quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp,...17/04/2025 14:21:00