Đập hồ Núi Cốc bị thấm: Khẩn trương thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn
(THPL) - Thân đập chính hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) bị thấm, có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc vận hành, khai thác cũng như an toàn của công trình.
Tin liên quan
Ngày 19/6, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hội nghị để bàn giải pháp thực hiện Dự án xử lý cấp bách đập chính Hồ Núi Cốc.
Theo báo cáo kiểm tra công trình trước mùa mưa bão của Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên, đập chính hồ Núi Cốc có hiện tượng thấm nhỏ ở vai bờ tả phía hạ lưu, từ cao trình 45m đến 46m.
Tại cao trình 44m hạ lưu bờ tả có hiện tượng thấm nhiều và lan rộng. Rãnh thoát nước hạ lưu đập tại cao trình 32m và 42m bị đổ gãy chiều dài 200m làm tụt các tấm lát mái.
Tại hội nghị, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thủy lợi cho rằng, khi thực hiện dự án cần đưa ra các yếu tố tiêu chuẩn quan trắc; việc khoan phụt tạo màng chống thấm toàn bộ thân đập chưa đề cập rõ hình thức, vị trí khoan phụt.
Phải đưa ra phương án phá 1 trong 7 đập phụ để giữ đập chính trong trường hợp thiên tai xảy ra; cần có phương án phòng chống lũ lụt, di dân, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du...
Trước đó, báo Thái Nguyên dẫn lời ông Nguyễn Công Thịnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi tỉnh - đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình hồ Núi Cốc, cho biết: Công trình thuỷ lợi hồ Núi Cốc được khởi công xây dựng năm 1972 và đưa vào vận hành khai thác từ năm 1978. Thân đập là đập đất đồng chất, tại thời điểm đó được thi công bằng phương pháp thủ công.
Ngoài ra, công trình đưa vào khai thác đã hơn 40 năm với tần suất cao, phục vụ các mục đích tổng hợp như dân sinh, du lịch....
Trong quá trình quản lý, vận hành công trình, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi tỉnh đã phát hiện tình trạng nước thấm qua đập chính gây nguy cơ mất an toàn.
Do đó, từ năm 2014, Công ty đã đề xuất với Sở NN-PTNT báo cáo UBND tỉnh trình Bộ NN-PTNT và Bộ đã đồng ý cho triển khai thực hiện Dự án nâng cao năng lực và đảm bảo an toàn công trình hồ Núi Cốc với mức đầu tư dự kiến là 250 tỷ đồng, trong đó có hạng mục gia cố đập chính.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên đến nay Dự án vẫn chưa được thực hiện.
Đầu năm 2017, Công ty phát hiện lượng nước thấm qua đập chính tăng lên, có nguy cơ gây nguy hiểm nên đã báo cáo với Sở NN-PTNT và UBND tỉnh để xin ý kiến xử lý.
"Qua kiểm tra, đánh giá sơ bộ, chúng tôi thấy việc thấm ở đập chính là thấm cục bộ, xảy ra ở từng điểm và từng lớp đất cụ thể trên mái hạ lưu đập. Nguyên nhân được xác định sơ bộ có thể là do một số lớp đất đắp đập không đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn chất đất và độ chặt đầm nén. Do đập đã được vận hành khai thác sử dụng lâu ngày (hơn 40 năm), độ kết dính của đất đắp bị lão hóa không còn đảm bảo chống thấm cho thân đập; hoặc có thể do trong quá trình thi công, các lớp đất đắp với nhau bị phân tầng lâu ngày, tạo ra đường thấm qua đập", ông Thịnh nói.
Cũng theo ông Nguyễn Công Thịnh, để công trình hồ Núi Cốc vận hành an toàn, có thể giảm một phần mực nước trong hồ tại các thời điểm trên mà vẫn đảm bảo yêu cầu vận hành khai thác.
Tuy nhiên, trước thời tiết cực đoan, có thể xuất hiện mưa bão dồn dập với cường độ lớn trong nhiều ngày do biến đổi khí hậu.
"Nếu không được xử lý kịp thời hiện tượng thấm như đã nêu ở trên thì có khả năng gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc vận hành, khai thác công trình và ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình", ông Thịnh lo ngại.
Ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị các đơn vị chức năng trước hết cần ưu tiên xử lý bóc tấm bê tông ở mái hạ lưu đập và thực hiện khoan phụt thân đập theo phương án của đơn vị tư vấn.
Liên quan đến sự cố này, ngày 14/6, UBND tỉnh Thái Nguyên đã công bố tình trạng khẩn cấp, đập chính hồ Núi Cốc bị thấm có nguy cơ gây mất an toàn đập.
Để đảm bảo an toàn đập, dân cư và cơ sở hạ tầng vùng hạ du công trình hồ Núi Cốc, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên khẩn trương hoàn thành phương án xử lý cấp bách đảm bảo an toàn hồ Núi Cốc, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lưu lượng đến, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa, diễn biến sự cố thấm qua hai vai đập và qua đập chính; chủ động thông tin, cảnh báo cho người dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở hạ du biết sự cố của hồ để chủ động các biện pháp phòng tránh, nghiêm cấm người dân, gia súc đi lại trên mái đập.
Chủ động xả nước hồ chứa để hạn chế phát triển của sự cố và ngập lụt vùng hạ du.
Hòa Bình(t/h)
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt