09:32 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Cục Phòng vệ thương mại cảnh báo dây thép Việt có nguy cơ bị điều tra tại Canada

Tú Linh (T/h) | 10:47 06/03/2024

(THPL) - Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng dây thép nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến nay, Canada đã khởi xướng điều tra 8 vụ việc phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 5 vụ việc chống bán phá giá, 2 vụ việc chống trợ cấp và 1 vụ việc tự vệ. Canada nhắm tới hầu hết các mặt hàng⁄loại hình thép xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thép cốt bê tông, thép tấm chống ăn mòn, thép cuộn, ống thép dẫn dầu OCTG…

Với chính sách giám sát và siết chặt quản lý với thép nhập khẩu để bảo vệ thị trường nội địa, dự kiến trong thời gian tới, Canada sẽ tiếp tục nghiên cứu, điều tra với những mặt hàng/loại hình thép còn lại của Việt Nam, trong đó có mặt hàng dây thép. Đây là mặt hàng được ứng dụng rộng rãi trong bê tông dự ứng lực (PC Wire), khung dù, hạt bi sắt lốp xe (TBW), dây piano, lõi dây của các dây dẫn, dây cáp dùng cho thang máy, cần cẩu, lõi điện cực hàn, đinh…

Theo dữ kiệu thống kê từ Trademap, hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật về tình hình thương mại của các nước do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thiết lập cho thấy, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép dây của Việt Nam sang Canada tăng nhanh trong các năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 10 triệu USD dây thép sang Canada, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng gấp đôi lên 21 triệu USD trong năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 40 triệu USD trong năm 2022.

Việc gia tăng tuyệt đối về trị giá là một trong các tiêu chí để Canada tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với dây thép của Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại cảnh báo dây thép Việt có nguy cơ bị điều tra bán phá giá tại Canada. Ảnh: Internet

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc điều tra PVTM, bà Nguyễn Hằng Nga, Phó Trưởng phòng, Phòng Xử lý PVTM, Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, Cục Phòng vệ thương mại đã ban hành danh mục cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra PVTM, công bố cho các doanh nghiệp, hiệp hội và các địa phương, bộ, ngành liên quan để cùng phối hợp với doanh nghiệp theo dõi. Đồng thời, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin liên quan đến các vụ kiện từ các văn phòng luật sư hay từ chính các cơ quan PVTM…

Sự chuẩn bị này sẽ giúp các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị nhiều hơn, tốt hơn về cả nguồn lực, kiến thức quy định pháp luật của nước sở tại. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần quan tâm theo dõi diễn biến của các vấn đề liên quan đến kiện PVTM để có sự phối hợp và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Cục Phòng vệ thương mại. Như vậy, với sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có sự chủ động ứng phó với các vụ kiện PVTM một cách hiệu quả; đặc biệt là tránh được các thiệt hại, các ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, tính đến nay hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã đối diện với 239 vụ việc liên quan kiện PVTM. Mặt hàng bị điều tra PVTM ngày một đa dạng. Ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, nông thủy sản Việt Nam mỗi năm đem về kim ngạch xuất khẩu từ 10-12 tỷ USD; các sản phẩm như tôm, cá tra, basa, mật ong của Việt Nam luôn thường trực đối diện với các vụ điều tra, cảnh báo điều tra, khởi kiện và áp đặt chống trợ cấp thuế,...

Ngoài ra, xu hướng điều tra PVTM đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam ngày càng mở rộng. Nếu như trước đây chủ yếu là Hoa Kỳ, EU nhưng gần đây, các nước đang phát triển, cũng như các nước có FTA với Việt Nam cũng đã gia tăng điều tra PVTM.

Tú Linh (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu