Chính sách nào cho Việt Nam trong quản lý tiền kỹ thuật số?
(THPL) - Tiền kỹ thuật số là phát minh của nhân loại, là sản phẩm tài chính dựa trên công nghệ hiện đại, vì vậy, xu thế tồn tại và phát triển của tiền kỹ thuật số là tất yếu, góp phần phát triển nền kinh tế số toàn cầu.
Tin liên quan
- Cảnh báo chiêu trò lừa bán vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ 2025
Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
TECNO CAMON 30S: Trải nghiệm màn cong thời thượng, chụp ảnh AI chất lượng
Trợ lý ảo của Công an Quảng Ninh được công nhận là sáng kiến cải cách hành chính cấp Bộ
TiimHotel.vn - Đặt phòng online, được dịch vụ “hơn cả online”
» Ngân hàng sẽ quản lý chặt tiền ảo, không để lợi dụng rửa tiền
» Bí ẩn đằng sau các trang mạng về tiền ảo: Coi chừng lừa đảo
» Xuất hiện tiền ảo Payer: Bài học iFan và Pincoin vẫn còn đó!
Tiền kỹ thuật số (digital currencies) hay còn gọi là tiền mã hóa, tiền thuật toán là loại tiền được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở; được giao dịch mua bán hoàn toàn trên môi trường Internet và không chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào (trừ khi được Ngân hàng Trung ương trực tiếp phát hành), có giá trị tương đương tiền thật và có tính thanh khoản rất cao.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn đầu, có hơn 700 loại tiền kỹ thuật số do các tổ chức/cá nhân phát hành (nổi bật nhất là Bitcoin) với nhiều ưu điểm và tiềm năng nhưng chưa được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của tiền kỹ thuật số ngày càng tăng khi bước vào giai đoạn phát triển mới. Sự ra đời của Libra hay Nhân dân tệ số của Trung Quốc (DCEP) được đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi trội hơn, bù đắp những nhược điểm của đồng tiền số trước đó, đồng thời được đảm bảo bởi các tổ chức uy tín toàn cầu và mức độ chấp nhận rộng rãi.
Tuy nhiên, cũng giống như các phương tiện thanh toán khác, đồng tiền kỹ thuật số cũng có tính hai mặt.
Trang Đầu tư chứng khoán đưa tin, về lợi ích và mặt tích cực. Thứ nhất, tiền kỹ thuật số có mức độ an toàn và tin cậy cao, giúp giảm thiểu rủi ro cho các giao dịch và chủ thể kinh tế. Lợi ích này có được nhờ công nghệ chuỗi khối và mã hóa, các giao dịch tiền kỹ thuật số được xác minh là có tính minh bạch, độ tin cậy và bảo mật cao, ít rủi ro hơn nhiều so với tiền mặt, có thể truy suất lịch sử giao dịch…
Thứ hai, góp phần tạo ra cuộc cách mạng toàn cầu về thanh toán, các hoạt động thanh toán/gửi và nhận tiền bằng tiền kỹ thuật số được thực hiện trực tiếp, tức thời, mọi lúc mọi nơi, phi tiếp xúc và không cần bất kỳ trung gian nào; không giới hạn số tiền giao dịch với chi phí thấp, đơn giản và nhanh chóng, không giới hạn địa lý quốc gia.
Thứ ba, sự phát triển của tiền kỹ thuật số góp phần tăng cường hiệu quả và an toàn hệ thống thanh toán quốc gia, thúc đẩy tài chính toàn diện nhờ ưu điểm tức thời, 24/7, đa dạng, đảm bảo tiêu chí “xanh” - thân thiện và bảo vệ môi trường…
Thứ tư, tác động lan tỏa đến các hoạt động kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Sự phát triển của tiền kỹ thuật số và các phương thức thanh toán hiện đại và đa dạng sẽ góp phần thúc đẩy thương mại điện tử (đặc biệt thương mại điện tử xuyên biên giới); phát triển Fintech; sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ tiền kỹ thuật số, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, viễn thông, ngân hàng tài chính...
Thứ năm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành chính sách tiền tệ trong trường hợp tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương (NHTW) phát hành. Khi đó, sự thay thế của tiền kỹ thuật số với vai trò là đồng tiền pháp định giúp tiết giảm/loại bỏ nhiều loại chi phí liên quan đến phát hành và lưu thông tiền mặt như: in ấn, lưu thông, bảo an đồng tiền, chống tiền giả, tiêu hủy tiền cũ/rách/hỏng... Đồng thời, NHTW có thêm công cụ giúp kiểm soát chính xác lượng cung tiền, từ đó, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với thúc đẩy nền kinh tế (có thể áp dụng lãi suất âm đối với tiền kỹ thuật số để kích thích tăng trưởng kinh tế).
Bên cạnh đó, cũng có 4 thách thức cần được đo lường cụ thể. Đầu tiên là mức độ chấp nhận thấp so với đồng tiền pháp định, truyền thống. Tiếp đó là những rủi ro với các ngân hàng thương mại/trung gian tài chính khi việc phổ biến của tiền kỹ thuật số có thể “xóa sổ” một số nguồn thu dịch vụ truyền thống, thậm chí đe dọa sự tồn tại của các tổ chức này. Thêm vào đó, việc các quốc gia có chính sách chấp nhận/cấm đoán các đồng tiền kỹ thuật số sẽ gây rủi ro cho các trung gian tài chính/Fintech chấp nhận chúng.
Ngoài ra, có thể kể tới các rủi ro kỹ thuật và các hoạt động phi pháp. Hoạt động giao dịch, mua bán tiền kỹ thuật số phụ thuộc vào các thiết bị điện tử và hệ thống công nghệ thông tin, vì vậy, luôn hiện hữu nguy cơ mất an toàn khi sàn giao dịch bị sập, ổ cứng bị lỗi, dữ liệu bị virus, các tập tin bị mất cắp, hacker và tội phạm mạng… Cùng với đó, do tính ẩn danh và thuận lợi, dễ dàng trong giao dịch nên tiền kỹ thuật số có thể bị lợi dụng cho các giao dịch phi pháp như rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố, tin tặc…
Cuối cùng, đó là thách thức với các NHTW và cơ quan quản lý trong kiểm soát lượng cung tiền cũng như trách nhiệm quản lý, giám sát và xử lý sự cố, rủi ro.
Tại Việt Nam, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) coi tiền kỹ thuật số là một loại tài sản ảo (tiền ảo) và không chấp nhận là tiền tệ hay phương tiện thanh toán, việc dùng tiền kỹ thuật số làm phương tiện thanh toán là vi phạm quy định pháp luật. Việc chấp nhận đồng tiền kỹ thuật số trong giai đoạn này có thể là chưa phù hợp đối với thực tiễn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam không thể đi ngược lại với xu thế phát triển của tiền kỹ thuật số cũng như sự bùng nổ của các giao dịch liên quan đến đồng tiền này. Vì vậy, Việt Nam cần sớm có những giải pháp phù hợp bắt nhịp với xu thế thế giới một cách thận trọng, có quan sát và vận dụng.
Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp đưa tin, Việt Nam cần xây dựng cơ quan chuyên trách quản lý cấp Nhà nước để hoạch định chính sách và giám sát các hoạt động của tiền kỹ thuật số. Nhà nước cần sớm ban hành sắc lệnh nghiêm cấm sử dụng, mua bán tiền mã hóa, tiền ảo phi Nhà nước của mọi quốc gia đang hoạt động trên thị trường tài chính hiện nay.
Việt Nam phải sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung vào nội hàm pháp luật trong quản lý tiền tệ nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng nhằm ngăn chặn những hành vi lợi dụng, tham ô, tham nhũng, rửa tiền...bất hợp pháp. Vì vậy, các giải pháp căn bản cần làm ngay ở nước ta lúc này là: Trong lĩnh vực vào/ra một lượng tiền với mục đích gửi/thanh toán/chuyển khoản hay cho vay bằng tiền mặt hay phi tiền mặt đều phải đi qua hệ thống quản trị dữ liệu quốc gia và các Tổ chức tài chính được cấp phép hoạt động thanh toán, gồm Trung tâm quản trị dữ liệu của NHTW nên đặt tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - CICB và hệ thống các Ngân hàng, tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện giao dịch thanh toán điện tử.
Ngoài ra, cần thực hiện tuyệt đối nguyên tắc: Trên đất Việt Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam làm tiền tệ.
Tuấn Kiệt (t/h)
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- cho thuê máy in a4
- Google Workspace for Business
- Mua phần mềm quản lý bán hàng tốt
- Master Media
- sim số đẹp 3979 tại Simdoanhnhan.vn