Chính phủ đề xuất duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu
(THPL) - Chiều ngày 19/9, tiếp tục Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Giá (sửa đổi).
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
» Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 311 tỷ đồng
» Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị bỏ quỹ bình ổn
» Bộ Tài chính đề xuất bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu
Tại tờ trình dự án luật, Chính phủ đề xuất tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì cho rằng cần thiết và quy định thành một điều riêng tại dự thảo luật. Theo đó, Điều 22 nêu rõ, Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quy định chi tiết hàng hóa, dịch vụ chiến lược thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được lập Quỹ bình ổn giá và việc quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá.
Báo VTC News đưa tin, thẩm tra về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban này tán thành với đề xuất của Chính phủ vì cho rằng, Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.
"Trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước, khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở thì việc bỏ Quỹ hiện tại là chưa phù hợp", ông Cường nói.
Ngoài ra, thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy vai trò “điều hòa”, góp phần giảm được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động của giá. Bên cạnh đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng mô hình Quỹ bình ổn để ổn định giá xăng dầu trong nước trong những tình huống biến động khó dự báo.
Tuy nhiên, các ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm. Việc điều hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đòi hỏi linh hoạt hơn nữa. Bên cạnh đó, trong tổ chức thực hiện cần tăng cường trách nhiệm quản lý; tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng, đúng ý nghĩa thực tế.
Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin, một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra lại đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Lý do bởi đây là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và nguồn hình thành được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng/1 lít). Quỹ không phải tiền NSNN, do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành.
Ý kiến này cũng cho rằng giá xăng dầu trong nước hiện đã liên thông với giá thế giới. Việc lập quỹ bản chất là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới không đồng nhất, không phản ánh đúng tính chất thị trường của hàng hóa.
Thực tế, khi thời điểm giá xăng dầu tăng cao như thời gian vừa qua, trường hợp Quỹ bị âm thì doanh nghiệp vẫn phải chi từ Quỹ, thậm chí là vay ngân hàng bù vào. Còn khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá xăng dầu trong nước lại giảm chậm do phải trích lập Quỹ, bù đắp cho phần Quỹ âm trước đó. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.
Một lý do khác, trường hợp cần điều tiết giá xăng dầu, Nhà nước có thể sử dụng những công cụ khác như thuế, phí hoặc có biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho những đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ giá xăng dầu tăng cao. Đây cũng là công cụ điều tiết chủ yếu mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng...
Đề cập nội dung này trong thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ băn khoăn khi chính Bộ Tài chính đề xuất đề nghị bỏ Quỹ nhưng đến nay Chính phủ đề nghị giữ, mà chưa thấy tổng kết đánh giá vấn đề này. Cho rằng, đây là vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, nên chăng trong tờ trình nêu rõ trong quá trình dự thảo có ý kiến khác nhau và cách xử lý của Chính phủ thế nào trong trường hợp bỏ/giữ quỹ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị tổng kết , đánh giá kỹ tác động của Quỹ trong đợt tăng giá xăng dầu vừa qua để quyết định giữ hay là bỏ quỹ này.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nêu lý do đề nghị giữ Quỹ là qua đánh giá tác động thì thời gian qua Quỹ này có tác động tích cực và lợi ích lớn, đặc biệt trong biến động giá xăng dầu của năm 2022 này. Tất nhiên, bình ổn giá xăng dầu được thực hiện qua nhiều công cụ, nhưng Quỹ là công cụ rất hữu ích, nếu chỉ dựa vào giảm thuế và phí thì chỉ được trong ngắn hạn chứ dài hạn thì rất khó khăn.
Bình ổn giá xăng dầu phải có biện pháp đồng bộ, Quỹ là một trong các công cụ để thực hiện, ông Phớc nói.
Tuấn Kiệt (t/h)
Tin khác
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
-
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
-
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
(THPL) - Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương...22/11/2024 11:55:22Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ...22/11/2024 11:53:46
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt