Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng: Mặt bằng “xôi đỗ”, nhà thầu, doanh nghiệp dự án chật vật thi công
(THPL) - Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng có tổng chiều dài 59,87 km được khởi công ngày 21/4/2024. Sau 5 tháng triển khai, đến nay công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn trong tình trạng “xôi đỗ”, khiến tiến độ thi công chậm chạp, nhà thầu, doanh nghiệp dự án gặp khó.
Tin liên quan
- Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Doanh nghiệp gặp khó trong GPMT trên tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
Tại nhiều điểm công trường đang thi công tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng, mặt bằng thi công trong tình trạng “xôi đỗ”, rất nhiều thiết bị, máy móc đang nằm chờ việc.
Trao đổi với PV, đại diện nhà thầu đang thi công tại gói thầu EC01 (Thiết kế và thi công xây dựng đường cao tốc đoạn Km1+800-Km14+500 (bao gồm cả cầu), cho biết, đoạn này nhà thầu thi công 13km, tuy nhiên đến nay mới chỉ thi công được hơn 1km và vẫn trong tình trạng “lỗ chỗ” vì vướng mặt bằng.
“Tình trạng mặt bằng xôi đỗ ảnh hưởng tới thi công của nhà thầu rất nhiều. Máy móc thiết bị vừa làm vừa nghỉ, không sử dụng hết công suất khiến tiến độ thi công chậm, không hiệu quả. Nếu vẫn vướng khâu GPMB, e rằng không đảm bảo theo kế hoạch”, vị đại diện nhà thầu trăn trở nói.
Tương tự, tại các gói thầu EC02, EC03, EC04 cũng đang có rất nhiều phát sinh vướng mắc trong công tác GPMB.
Trao đổi với doanh nghiệp dự án (DNDA), được biết, sau 5 tháng kể từ khi khởi công, đến nay địa phương mới bàn giao được theo chiều dài 12,68Km/59,87Km, tuy nhiên mặt bằng còn tình trạng xôi đỗ, xen kẹp với mặt bằng đã chi trả từ năm 2018; diện tích bàn giao được 81,94ha/557,82ha (tương đương 19,33%). Mặt bằng có thể tiếp cận thi công được trong phạm vi bàn giao 70,03 ha/557,82ha.
Nói về những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong công tác giải phóng mặt bằng, đại diện doanh nghiệp dự án cho biết, hiện vẫn còn một số huyện thiếu chỉ tiêu đất giao thông cho Dự án (thiếu 67,55ha), trong đó: Huyện Cao Lộc: Dự án dự kiến thu hồi 265,46 ha, đất giao thông đã phân bổ được 216,9 ha, còn thiếu 48,56 ha.
Huyện Văn Lãng: Dự án dự kiến thu hồi 60,82 ha, đất giao thông đã phân bổ được 55,7 ha, còn thiếu 5,1 ha. Huyện Chi Lăng: Dự án dự kiến thu hồi 157,09 ha, đất giao thông đã phân bổ được 143,2 ha, còn thiếu 13,89 ha.
Được biết, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Lạng Sơn điều chỉnh một số chỉ tiêu đất trong giai đoạn đến 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo đề xuất của các huyện, thành phố sẽ thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu đất giao thông 53,12ha (từ các huyện Bắc Sơn 7,6ha, Văn Quan 10ha; thành phố Lạng Sơn 18ha; Đình Lập 17,52 ha) để bổ sung cho các huyện Văn Lãng 5,1ha; Cao Lộc 48,02; huyện Chi Lăng tự cân đối được cho dự án 13,89ha từ các công trình giao thông chưa cấp thiết thực hiện, huyện Cao Lộc tự cân đối thêm 0,54ha để đủ cho dự án.
Kiến nghị tỉnh Lạng Sơn sớm quyết liệt gỡ khó
Doanh nghiệp dự án bày tỏ mong muốn, kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn sớm chỉ đạo ưu tiên phân bổ đủ chỉ tiêu đất giao thông cho dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc; chỉ đạo thành phố, các huyện tập trung giải phóng, bàn giao mặt bằng các đoạn ưu tiên theo đúng mốc thời gian doanh nghiệp dự án đã đề xuất. Đồng thời, xác lập kế hoạch chi tiết bàn giao mặt bằng cho nhà thầu tổ chức triển khai thi công phù hợp kế hoạch đề xuất của doanh nghiệp dự án, tiến độ giải ngân dự án.
Hiện, việc chưa có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng để thực hiện Dự án cũng đang ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ GPMB Dự án, đại diện doanh nghiệp dự án cho biết.
DNDA cho biết thêm, việc thi công vẫn bị vướng khâu GPMB do dự án thành phần 2 tạm dừng từ năm 2018 nên các thửa đất đã được tạm ứng trước đây hiện nay bị người dân tái lấn chiếm, trồng hoa màu nên khó khăn trong việc vận động bàn giao mặt bằng; chế độ chính sách cũng có sự thay đổi nên khó khăn trong việc thực hiện, tuyên truyền công tác GPMB.
Một số đoạn địa phương đã bàn giao mặt bằng chủ yếu theo số liệu từ năm 2018, nay ranh GPMB theo hồ sơ thiết kế phạm vi thay đổi nên cần giải phóng bổ sung, đến nay các huyện vẫn chưa bàn giao đầy đủ dẫn đến việc thi công khó khăn.
Tại gói thầu EC02, đi qua địa phận thôn Yên Sơn, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, bà Kiềng Thị Năm, dân tộc Tày, sinh sống tại địa phương này cho biết: “ Đất nhà tôi nằm đúng trong đoạn đường cao tốc chạy qua. Hiện gia đình rất lo lắng vì chưa thấy thông báo gì về đền bù hay chuyển đi tái định cư chỗ nào”.
Bà Kiềng Thị Năm bày tỏ mong muốn được các cấp chính quyền quan tâm để gia đình bà được định cư yên ổn.
Doanh nghiệp dự án cho biết, về công tác xây dựng khu tái định cư, có huyện Cao Lộc, Văn Lãng cần xây dựng khu tái định cư mới, thủ tục để thực hiện khu tái định cư kéo dài, hiện nay các địa phương mới đang thực hiện các thủ tục bước đầu lập quy hoạch. Ngoài ra, tại huyện Cao Lộc còn rất nhiều mộ chưa được di chuyển khiến công tác GPMT càng chậm.
Bên cạnh đó việc di chuyển công trình hạ tầng, kỹ thuật vẫn đang trong quá trình thực hiện các thủ tục lập phương án, chưa được thẩm định nên chưa lựa chọn được đơn vị di dời cũng làm công tác GPMB “dậm chân tại chỗ”, công tác thi công xây dựng phải “ ì ạch” chờ.
DNDA mong muốn UBND tỉnh Lạng sơn tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố có dự án đi qua đẩy nhanh công tác GPMB; có giải pháp phê duyệt chính thức hoặc phê duyệt phương án bồi thường GPMB tạm tính để giải ngân nguồn vốn NSNN bố trí cho công tác giải phóng mặt bằng; Tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố có dự án đi qua đẩy nhanh phê duyệt bản đồ trích đo, xây dựng giá đất cụ thể làm cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh công tác di dời công trình hạ tầng, kỹ thuật. Đồng thời, tổ chức tuyền truyền vận động người dân đồng thuận về việc nhận tiền theo quyết định tạm duyệt; thiện các thủ tục để phê duyệt chính thức phương án BT, HT, TĐC để chi trả sớm 100%.
Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng chiều dài 60km, gồm đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43km, được thiết kế với quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 17m; đoạn kết nối cửa khẩu Tân Thanh - Cốc Nam dài 17km, với quy mô 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 14,5m. Dự án được đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT, do UBND tỉnh Lạng Sơn làm Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổng mức đầu tư 11.024 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án là 5.495 tỷ đồng (3.500 tỷ đồng ngân sách Trung ương, 2.000 tỷ đồng ngân sách địa phương), vốn nhà đầu tư thu xếp là 5.529 tỷ đồng. Đèo Cả là đơn vị đứng đầu liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án này. |
Tiến Vinh (Bài, ảnh)
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt