14:46 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Cảnh báo mạo danh bảo hiểm xã hội để lừa tiền người lao động

16:08 24/08/2022

(THPL) – Thời gian gần đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc một số đối tượng giả danh cán bộ bảo hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội.

Liên quan đến thông tin trên, chiều 23/8, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đưa ra cảnh báo người lao động nâng cao cảnh giác với các dịch vụ mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội hỗ trợ nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, những ngày gần đây nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc một số đối tượng giả danh cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân qua mạng xã hội.

Báo VnExpress đưa tin, chị N.H.T (sinh năm 1987, ngụ tại ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP.HCM) cho biết, ngày 11/8/2022, trong quá trình sử dụng mạng xã hội Facebook, chị T thấy có trang Bảo hiểm Việt Nam cùng dòng chữ "Cung cấp dịch vụ Giải ngân trước hạn. 1- Làm lại sổ bảo hiểm xã hội. 2- Hỗ trợ giải ngân hồ sơ quá hạn".

Do đang có nhu cầu tìm hiểu và giải quyết chế độ hồ sơ quá hạn bảo hiểm xã hội nên chị T đã liên hệ với Fanpage trên. Chị T được hướng dẫn liên hệ với một tài khoản Zalo tên Lương Uyên. Tại đây, người này yêu cầu chị T cung cấp thông tin cá nhân, chụp hình căn cước công dân và tài khoản ngân hàng để chuyển tiền giải quyết chế độ cho chị T với số tiền là 17.706.000 đồng với số lần giải ngân là 5 lần.

Mỗi lần giải ngân chị T phải chuyển khoản cho chuyên viên bảo hiểm xã hội giả này số tiền là 820.000 đồng - phí giải quyết hồ sơ - vào số tài khoản mà chuyên viên này cung cấp.

Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội để lừa đảo người lao động. Ảnh: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Sau khi trao đổi, chị T đã chuyển khoản cho người này số tiền là 820.000 đồng - phí giải quyết hồ sơ - vào số tài khoản mà người này cung cấp. Sau đó, người này tiếp tục yêu cầu chị T chuyển thêm tiền vào tài khoản đã cung cấp để được nhận đủ tiền trợ cấp trong ngày. Thấy khả nghi nên chiều cùng ngày chị T tìm đến cơ quan bảo hiểm xã hội để kiểm tra thông tin và biết mình đã bị lừa.

Điều đáng nói là trước đó, chị T đã tới Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Cần Giờ để hỏi về khoản tiền trợ cấp thai sản, và được chuyên viên bảo hiểm xã hội huyện giải thích kỹ càng về trường hợp của chị không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật, nhưng chị T vẫn muốn tìm cách lách luật để được hưởng quyền lợi.

Theo tạp chí VnEconomy, ngoài TP.HCM, nhiều người dân tại An Giang cũng nhận được tin nhắn giả danh cán bộ Bảo hiểm xã hội nhận hỗ trợ làm thu tục giải ngân trợ cấp thất nghiệp. Kẻ lừa đảo yêu cầu người lao động cung cấp quá trình đóng BHXH trên ứng dụng VssID để tính số tiền được hưởng. Sau đó, chúng sẽ "giúp làm thủ tục giải ngân trong hai ngày và lấy phí dịch vụ 5%".

Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến cáo người lao động cẩn trọng khi giao dịch với tài khoản lạ trên mạng xã hội để tránh "tiền mất tật mang".

Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người lao động có thể báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Tiền hỗ trợ người lao động trích từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (gói 38.000 tỷ đồng) được Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển thẳng vào tài khoản của người thụ hưởng nếu đủ điều kiện. Mức hưởng 1,8-3,3 triệu đồng tùy thời gian đóng. Gói hỗ trợ này cơ bản đã giải ngân xong từ cuối năm 2021. Hôm 11/8, Thường vụ Quốc hội đồng ý chi thêm 1.150 tỷ đồng cho hơn 414.000 lao động đã nộp hồ sơ, đủ điều kiện hưởng nhưng chưa nhận được tiền. Tới ngày 19/8, tiến độ giải ngân đạt 72%.

Minh Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu