04:20 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường chống COVID-19 và dịch bệnh mùa đông xuân

17:31 24/11/2021

(THPL) – Ngày 24/11, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc nhắc các địa phương tăng cường chống COVID-19 và dịch bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, tránh để "dịch chồng dịch".

Theo Bộ Y tế, trong thời gian gần đây, sau khi thực hiện các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội, đã có một số lượng người dân di chuyển về các địa phương từ vùng dịch COVID-19. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, điều kiện khí hậu mùa đông xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát là rất lớn nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống.

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, để chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân năm 2021-2022, không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung. Cụ thể:

UBND thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường chống COVID-19 và dịch bệnh mùa đông xuân. Ảnh minh họa

Bộ Y tế lưu ý các địa phương chủ động các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bao phủ vaccine cho người dân; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở để ứng phó thường xuyên, kịp thời;

Các địa phương cũng cần chuẩn bị sẵn sàng thiết lập các Trạm Y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở; bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể;

Thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa lại nền kinh tế có lộ trình và ở những nơi an toàn, có đủ điều kiện.

Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc khai báo lấy mã số ca bệnh COVID-19 tự động trên Hệ thống mã số ca bệnh quốc gia về dịch COVID-19 tại địa chỉ website https://macabenh.vncdc.gov.vn; trong đó cung cấp đầy đủ thông tin bệnh nhân bao gồm tiền sử tiêm chủng phòng COVID-19 (tiêm 1 mũi, 2 mũi, chưa tiêm).

Theo báo Người lao động, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng; thống kê các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi để xây dựng kế hoạch tiêm mũi 3 vaccine COVID-19. Theo đó, các địa phương cần rà soát, thống kê các trường hợp đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 để xây dựng kế hoạch tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 đối với các trường hợp đã có đủ thời gian, trong đó ưu tiên người trên 50 tuổi.

Đến nay, cả nước đã có 26 tỉnh, thành phố tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi là Hà Nam, TP Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang.

Phương Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu