Bộ Tài chính đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón
(THPL) – Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế suất 5% với mặt hàng phân bón thay vì không chịu thuế như hiện tại.
Tin liên quan
- Giá vàng và ngoại tệ ngày 3/12: Vàng chịu áp lực giảm, USD trở lại mốc 106
Giá vàng và ngoại tệ ngày 2/12: Vàng thế giới chững lại, nhẫn trơn lao dốc
Từ 1/1/2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn chứa link cho khách hàng
Giá vàng và ngoại tệ ngày 29/11: Vàng giảm nhẹ, đồng USD ít biến động
2 Phó chủ tịch EIB bị miễn nhiệm, ngân hàng "Bắc tiến"
» Bộ Tài chính đề xuất bán hàng trên 150 triệu đồng mỗi năm mới phải đóng thuế VAT
» Bộ Công Thương đề xuất chuyển việc quản lý dự trữ xăng dầu sang Bộ Tài chính
» Bộ Tài chính đề xuất 14 nhóm hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá
Theo Bộ Tài chính, hiện nay mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Vì vậy, các doanh nghiệp phân bón không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm, bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu và không chủ động nguồn vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất.
Các doanh nghiệp và Hiệp hội Phân bón cùng Bộ Công Thương đã kiến nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%. Cùng đó, Chính phủ đã rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đề xuất nội dung kiến nghị chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%.
Vẫn theo Bộ Tài chính, kinh nghiệm quốc tế cho thấy mặt hàng phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nên chính sách thuế GTGT (hoặc thuế hàng hóa dịch vụ, thuế bán hàng) của nhiều nước được thiết kế theo hướng ưu đãi hơn so với các mặt hàng thông thường khác. Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy phát triển ngành phân bón, trong đó chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng...
Một số nước như Thái Lan, Lào, Myanmar, Philippines, Pakistan, Mỹ không thu thuế VAT mặt hàng này. Trong khi, các nước như Trung Quốc, Romania, Croatia, Ấn Độ thu thuế ở mức thấp.
Do đó, để vừa thúc đẩy ngành sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu vừa thực hiện mục tiêu thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% đối với phân bón tại điểm b khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật.
Nếu đề xuất tại dự thảo lần này được thông qua, người tiêu dùng mua phân bón sẽ chịu thêm khoản thuế VAT 5%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng giá bán của các mặt hàng này được định giá theo cung - cầu thị trường, việc tính thuế ngược lại có thể giúp người tiêu dùng hưởng lợi.
Theo Bộ Tài chính phân tích, hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế hoặc thuế suất 5-10%, nếu tính VAT đầu ra là 5% thì doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước không phải nộp thuế này. Tức là, số thuế đầu vào được khấu trừ với đầu ra hoặc hoàn thuế. Do đó, giá thành sản xuất phân bón được giảm xuống, hàng hóa sản xuất trong nước có thêm điều kiện cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.
Cơ quan soạn thảo cũng cho rằng do được khấu trừ VAT, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, có thêm nguồn lực mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá bán. Theo đó, người tiêu dùng chọn hàng hóa trong nước sẽ hưởng lợi từ chính sách này.
Tú Linh (T/h)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Huyện Thọ Xuân đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Thanh Hóa: Tạm giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo
-
Nam Định: Tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
-
Thanh Hóa: Yêu cầu công ty cổ phần đầu tư Minh Phúc Group tạm dừng khai thác mỏ đất
-
Ngành gỗ từng bước khẳng định vị thế, hướng đến mục tiêu xuất khẩu 16 tỷ USD
-
Forbes Việt Nam công bố danh sách 25 Thương hiệu dẫn đầu năm 2024
Hà Nội không đồng ý đề xuất cho xe khách chạy qua nội thành
(THPL) - Sở GTVT Hà Nội không đồng ý với đề xuất điều chỉnh bổ sung hành trình tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có hành...03/12/2024 17:33:44Bảng giá xe Toyota mới nhất tháng 12/2024
(THPL) - Toyota là một trong những thương hiệu ô tô lớn và uy tín nhất trên thế giới, được biết đến với các dòng xe chất lượng cao, bền...03/12/2024 14:51:31Phù Thị Anh Thư đăng quang Nữ hoàng doanh nhân Việt Nam 2024
(THPL) - Cuộc thi sắc đẹp Nữ hoàng Doanh nhân Việt Nam 2024 khép lại với ngôi vị cao nhất thuộc về người đẹp Phù Thị Anh Thư. Danh hiệu á...03/12/2024 15:08:09Tập trung kiểm soát thị trường hàng Tết trên Facebook, Zalo và Tiktok
(THPL) - Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu, hàng hóa có nhu cầu...03/12/2024 14:55:37
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu số 1 thị trường
(THPL) - “Từ zero thành hero” - sự kiện VinFast vươn lên top 1 thị trường Việt Nam đã trở thành niềm tự hào của người dùng và được lan tỏa mạnh mẽ bởi những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng. - Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
- BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024