23:37 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Bộ Nội vụ nói về đề xuất bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên

PV ( Tổng hợp) | 09:57 10/03/2021

(THPL) - Đại diện Bộ Nội vụ cho rằng, Bộ GD-ĐT phải có chính kiến về việc bỏ hay không bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và lý do của việc bỏ hay giữ là gì.

Theo báo Lao động, thời gian gần đây, thông tin 04 Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có hiệu lực từ 20.3.2021 đang được dư luận rất quan tâm. Bởi nội dung của 4 Thông tư đều quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy tại các trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT); trong đó, yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đặc biệt nhận được nhiều chú ý hơn cả.

Xét theo quy định mới, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên vô cùng quan trọng. Phải có loại chứng chỉ này, giáo viên mới có thể thăng lương, giữ hạng hay nâng ngạch.

Đa số giáo viên khi hay nội dung trên đều cho rằng, đây là một quy định thừa, gây rườm rà, tốn kém về thời gian và tiền bạc. Đặc biệt, không giúp ích được cho công tác chuyên môn.

Theo VietNamnet, trao đổi với ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) liên quan đến yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong việc bổ nhiệm, xếp hạng giáo viên (theo các thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ GD-ĐT).

Ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) . Ảnh VietNamnet

Ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) cho biết: Phải khẳng định để làm bất cứ một công việc gì đều phải có các tiêu chuẩn của nó. Luật Viên chức cũng như trong các Nghị định (từ Nghị định 29 trước đây cho đến Nghị định 115 mới sửa đổi năm 2020) đều quy định đối với mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức phải có tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp và trách nhiệm của Bộ Nội vụ, cũng như các bộ chuyên ngành trong việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình.

Đối với đội ngũ giáo viên thì việc xây dựng các bộ tiêu chuẩn đối với từng cấp phổ thông thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Điều này được quy định trong Luật và cũng được quy định rất rõ trong Nghị định 29 trước đây và Nghị định 115 mới ban hành năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức danh nghề nghiệp thì các bộ chuyên ngành phải tổ chức các lớp bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên đáp ứng được các tiêu chuẩn đó và ai hoàn thành lớp bồi dưỡng thì sẽ được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Luật quy định các chức danh nghề nghiệp đều phải có tiêu chuẩn và từng hạng chức danh nghề nghiệp cũng phải có tiêu chuẩn khác nhau.

Ví dụ, cùng là giáo viên nhưng giáo viên trung học khác giáo viên trung học cơ sở, giáo viên mầm non…

Cùng giáo viên trung học cơ sở thì lại có các hạng chức danh khác nhau thể hiện trình độ tương ứng với vị trí việc làm khác nhau như tôi đã nói bên trên. Và từng hạng chức danh nghề nghiệp thì cũng có những tiêu chuẩn khác nhau. Người giữ hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn thì đòi hỏi phải thực hiện những công việc với độ phức tạp lớn hơn, yêu cầu cũng cao hơn hạng dưới.
Thí dụ như tiêu chuẩn về đào tạo là phải tốt nghiệp đại học sư phạm thì đó là tiêu chuẩn cứng, tức là đã đi dạy, đứng lớp thì phải tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên. Đấy là về tiêu chuẩn của từng chức danh và từng hạng chức danh. Nhưng làm cách nào để đạt được các tiêu chuẩn này thì lại là câu chuyện khác.

Còn đối với người không tốt nghiệp đại học sư phạm nhưng muốn đi giảng dạy thì phải qua lớp bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm thì mới được giảng dạy, đó là chứng chỉ bồi dưỡng.

Như vậy, những người đã tốt nghiệp sư phạm rồi thì không phải học lớp này nữa vì trong trường họ đã được học rồi.

Bỏ hay không bỏ chứng chỉ này thì Bộ Nội vụ không khẳng định được. Việc này phải lấy ý kiến rộng rãi của những người trực tiếp chịu tác động.

Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thì hơn ai hết Bộ phải rà soát lại và phải có chính kiến về việc bỏ hay không bỏ, có cần hay không cần chứng chỉ này và lý do của việc bỏ hay giữ là gì.

PV ( Tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu