ADB ra quy định mới về cho vay đối với các nền kinh tế đang phát triển
(THPL) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 21/11 đã có quyết định áp dụng những điều khoản tài trợ mới cho các quốc gia thành viên, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Tin liên quan
- Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/11: Vàng trong nước bật tăng mạnh
» NHNN hạ trần lãi suất cho vay và tiền gửi từ ngày 19/11
» Đắk Lắk: Chưa được bàn giao tài sản nhưng ngân hàng vẫn “nhắm mắt” cho vay vốn (Kỳ 4)
» Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam bảy đối tượng cho vay nặng lãi
Các quốc gia nhận nguồn vốn của ADB được chia thành ba nhóm theo mức thu nhập bình quân đầu người và khả năng trả nợ. Theo đó, các quốc gia Nhóm A được nhận viện trợ từ Quỹ Phát triển châu Á (ADF) và vốn vay ưu đãi, các quốc gia Nhóm B được tiếp cận cả vốn vay ưu đãi và vốn vay dựa vào thị trường, còn các quốc gia Nhóm C chỉ được tiếp cận các khoản vay dựa vào thị trường.
Những điều khoản tài trợ áp dụng cho các quốc gia Nhóm A và Nhóm B đã được đa dạng hóa với sự kết hợp giữa viện trợ, vốn vay ưu đãi và vốn vay dựa vào thị trường. Các quốc gia Nhóm C có phạm vi thu nhập bình quân đầu người rộng hơn, nhưng tất cả đều áp dụng các điều khoản tài trợ giống nhau.
Trong khung định giá mới, các quốc gia Nhóm C sẽ được chia thành một số tiểu nhóm tùy thuộc vào tổng thu nhập quốc dân (GNI) của họ - thu nhập trung bình thấp, thu nhập trung bình cao, và thu nhập cao.
Các tiểu nhóm với thu nhập trung bình cao hơn sẽ trả phụ phí kỳ hạn cao hơn cho các khoản vay có kỳ hạn dài hơn. Ví dụ, các quốc gia thu nhập trung bình cao với GNI bình quân đầu người từ 6.976 - 12.375 USD (theo giá năm 2018) sẽ trả phụ phí kỳ hạn cao hơn tới 30 điểm cơ sở tùy thuộc vào thời hạn vay.
Khung định giá mới sẽ mang đến những điều khoản ưu đãi hơn cho các quốc gia dễ tổn thương hơn, ví dụ như các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các quốc gia đang chuyển đổi từ Nhóm B sang Nhóm C.
Thu nhập gia tăng từ chính sách định giá mới sẽ bổ sung cho các quỹ đặc biệt Hỗ trợ kỹ thuật hiện thời để hỗ trợ hoạt động tư vấn chính sách, xây dựng thể chế và chia sẻ tri thức trong các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB. Khung định giá này cũng sẽ giúp xây dựng nguồn vốn dự trữ để mở rộng năng lực cho vay của ADB trong dài hạn.
Chủ tịch ADB, ông Takehiko Nakao, nhận định: “Cơ cấu định giá cào bằng hiện đang áp dụng cho các quốc gia bên nhận chỉ vay những khoản vay dựa vào thị trường không phản ánh được mức độ đa dạng cao giữa các nước này xét về thu nhập, năng lực huy động nguồn lực trong nước, và khả năng tiếp cận các thị trường vốn. Cơ cấu mới sẽ cho phép chúng tôi tiếp tục thu hút sự tham gia của các quốc gia ở giai đoạn phát triển cao hơn, với những điều khoản công bằng và có tính cạnh tranh so với các ngân hàng phát triển đa phương khác, góp phần vào sự bền vững trong dài hạn của ADB”.
Sự cải cách này phản ánh một bối cảnh khu vực đã thay đổi trong vòng 50 năm qua. Tình hình của khu vực châu Á và Thái Bình Dương hiện nay đã khác xa so với năm 1966, khi ADB được thành lập. Hầu hết các quốc gia nhận tài trợ của ADB hiện đang là những nước thu nhập trung bình. Mặc dù có thu nhập cao hơn tương đối và năng lực tài chính mạnh mẽ, những quốc gia này vẫn cần hỗ trợ của ADB để giải quyết những vùng trũng nghèo khổ, tăng cường các thể chế, ứng phó với biến đổi khí hậu và các lĩnh vực ảnh hưởng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài khác.
Chiến lược 2030 của ADB được phê duyệt trong tháng 7/2018, đã xác định phương hướng cho ADB về việc áp dụng những cách tiếp cận khác biệt đối với các nhóm quốc gia khác nhau. Việc đa dạng hóa các điều khoản tài trợ là một phần của những cải cách thể chế toàn diện, được bắt đầu bằng việc hợp nhất bảng cân đối nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Phát triển châu Á của ADB với nguồn vốn vay thông thường từ đầu năm 2017, giúp gia tăng đáng kể vốn vay cho tất cả các quốc gia nhận tài trợ của ADB. ADB cũng đang triển khai những cải cách trong khung mua sắm đấu thầu, chuyển đổi số hóa và hiện đại hóa quản lý nguồn nhân lực, bên cạnh các nội dung khác.
ADB cam kết đạt tới một khu vực châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Trong năm 2018, ADB đã hỗ trợ các khoản vay và viện trợ mới trị giá 21,6 tỷ USD. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.
Minh Anh
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt