09:15 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Xử phạt 12 doanh nghiệp vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng

00:20 18/08/2018

(THPL) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền phạt là hơn 690 triệu đồng.

Từ ngày 27/7-15/8, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm số tiền hơn 691 triệu đồng. Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin theo quy định.

cong-bo-thuc-pham-chuc-nang
Xử phạt 12 doanh nghiệp sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng. (Ảnh minh họa)

Các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm bao gồm: Công ty cổ phần Đầu tư dược phẩm SUM, Công ty TNHH Dược phẩm Tân Đức Minh, Công ty TNHH Dược phẩm 1110M, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Trí Tâm, Công ty cổ phần dưỡng dược Bảo Sinh, Công ty cổ phần Dược phẩm Khang Gia, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị y tế Bình Minh, Công ty TNHH Vương Mộc An, Công ty TNHH Đông Nam Dược Hoàng Anh, Công ty TNHH kinh doanh thương mại và dược phẩm Hà Thanh và Công ty cổ phần Đầu tư Akina Đông Á và Công ty TNHH Dược phẩm Hải Linh.

Các doanh nghiệp bị xử phạt chủ yếu do quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, bệnh nhân để quảng cáo; quảng cáo khi chưa được cơ quan chức năng xác định nội dung…

Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin theo quy định.

Trao đổi về vấn đề xử lý vi phạm an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, việc thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã tạo điều kiện thông thoáng tối đa vấn đề tiền kiểm, tập trung vào hậu kiểm.

Các doanh nghiệp (trừ 4 nhóm thực phẩm có yêu cầu đặc biệt) tự công bố, tự chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm, cơ quan chức năng thực hiện hậu kiểm, phát hiện sai phạm xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc tự công bố, không có nghĩa là doanh nghiệp thích gì công bố đó, mà phải đạt “trần” giới hạn an toàn mà Ủy ban Tiêu chuẩn codex đã ban hành. Trách nhiệm doanh nghiệp rất lớn, nếu công bố không đúng đưa ra thị trường, khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm không đạt chất lượng không chỉ phạt mà thu hồi, tiêu huỷ, thậm chí xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu