20:06 ngày 28/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Thanh Hóa: Chân cầu Hàm Rồng lịch sử bị sụt lún nghiêm trọng

20:42 14/11/2018

(THPL) - Phần tứ nón phía Nam chân cầu Hàm Rồng (thuộc P. Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) hiện đang bị sạt lún, rất nguy hiểm cho cây cầu lịch sử này. Sau khi xảy ra việc sụt lún Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa đã phải cắt cử người túc trực ngày đêm ở chân cầu Hàm Rồng để kiểm tra đề phòng bất trắc có nguy có xảy ra.

Tại khu vực quanh chân cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã (thuộc địa phận phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) đang bị sạt lở nghiêm trọng. Phần tứ nón (gồm vật liệu đất, đá xây bao quanh mố cầu) và phần chân khay tứ nón đều bị sụt lún xuống dòng sông Mã hung dữ với nước chảy xoáy và cuồn cuộn về phía hạ nguồn.

Thậm chí tại chân cầu này đã xuất hiện điểm sụt sâu hơn 1m, kéo dài hàng chục mét, bóc tách khỏi mố cầu và đang có xu hướng đổ ra lòng sông Mã, không còn tác dụng bảo vệ mố cầu theo thiết kế được làm trước đó.

Phần chân cầu Hàm Rồng bị sụt, sạt nghiêm trọng.

Không chỉ vậy, bản giảm tải nối giữa cầu và đường bộ phần dưới cũng bị trôi theo phần đất bảo vệ mố cầu đã sạt lở về phía lòng sông Mã. Nhiều thanh gỗ được lắp đặt giữa nhịp cầu tiếp giáp với đường bộ có tác dụng giảm tải đã bị rơi ra ngoài do lớp đất đá phía bên dưới đã sụt tạo thành một hố sâu hoắm kiểu hàm ếch.

Đáng chú ý, tại vụ trí đường sắt tiếp giáp với mố cầu có nhiều thanh gỗ được sử dụng quá lâu năm nên bị mục nát hư hỏng không còn tác dụng giảm tải cho tàu khi tiếp giáp giữa đường bộ chạy lên mố cầu, cũng như các phương tiện qua lại trên cây cầu này, khiến lực của các phương tiện tham gia giao thông khi đi qua đây dồn hết trọng tâm về trụ cầu rất nguy hiểm.

Từ trên đỉnh tứ nón đến chân trụ móng cầu đều bị sạt nghiêm trọng.

Tại báo cáo của Công ty CP đường sắt Thanh Hóa (đơn vị quản lý cầu Hàm Rồng) được biết, Công ty CP đường sắt Thanh Hóa đã phát hiện hiện tượng sụt lún khu vực mố cầu Hàm Rồng từ trước đó.

Những ngày sau đó, Công ty đã cho người theo dõi thì thấy hiện tượng sụt lún tiếp tục diễn ra trên diện rộng và phức tạp hơn.

Cho đến ngày 12/10, Công ty CP đường sắt Thanh Hóa đã ghi nhận việc sụt lún khu vực chân cầu Hàm Rồng là rất nghiêm trọng. Theo đó phần chân khay tứ nón bị sụt dài 25 m, sâu từ 0,7 – 1,2 m; vết nứt tứ nón và mái taluy đường bộ đầu cầu kéo dài từ đỉnh tứ nón đến chân khay dài 12,5 m, rộng từ 0,5-0,6 m; giữa tứ nón và mặt bên mố cầu nứt rộng từ 0,5-0,6 m, dài 13 m; đế bảo vệ trước mố khu vực chân khay bị tụt từ 0,5-1 m, chiều dài 20 m, rộng từ 0,3-0,6 m.

Vết sạt trượt kéo dài trôi xuống dòng nước sông Mã chảy xiết.

Nguyên nhân của việc sụt lún được Công ty CP đường sắt Thanh Hóa đánh giá là do mưa lũ và đổi dòng chảy của sông Mã đoạn nằm gần cầu Hàm Rồng gây ra những trấn động gây nên sự cố sạt lở chân của cây cầu này.

Xác nhận với PV báo chí, vào sáng ngày 14/11, ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty CP đường sắt Thanh Hóa cho biết, hiện khu vực tứ nón phía nam chân cầu Hàm Rồng thuộc phường Hàm Rồng đang bị sụt lún nghiêm trọng. Sau khi phát hiện hiện tượng sụt lún, Công ty đã báo cáo Cục đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam để đề nghị cho phép xử lý khẩn cấp những hư hỏng trên, và đang chờ để sửa chữa. Ngoài ra, Công ty cũng đã cử người túc trực 24/24 giờ để theo dõi. Nếu phát hiện công trình không đảm bảo cho người và phương tiện, chúng tôi sẽ cho cấm đường ngay.

Điểm tiếp nối giữu đường bộ và cầu Hàm Rồng sụt lộ ra hàm ếch nguy hiểm cho người và tàu khi lưu thông.

Hiện nay chúng tôi khẳng định vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu sắt lưu thông và các phương tiện giao thông khác qua lại trên cây cầu này, vấn đề về lâu dài cần có biện pháp xử lý triệt để với chân của cây cầu này để làm sao cho chân cầu cũng như tứ nón của cả hai bên đầu cầu không bị sạt lở, gây ảnh hưởng đến cây cầu cũng như tuyến đường sắt trên cây cầu này”, ông Khánh cho biết.

Việc sạt, lún khiến mố cây cầu Hàm Rồng bên trên có tuyến đường sắt Bắc Nam rất nguy hiểm cho cây cầu này.

Được biết cầu Hàm Rồng là cây cầu lịch sử của xứ Thanh, cầu có 2 nhịp, kết cấu dàn thép kết bu lông cường độ cao. Mặt cầu gồm 2 phần, phần đường sắt và đường bộ chạy 2 bên. Cầu có tải trọng thiết kế là T14, tốc độ tàu sắt chạy qua khu gian này cao nhất là 80 km/giờ.

Phần tứ nón ở chân cầu Hàm Rồng như một quả núi thu nhỏ bị sạt xuống sông Mã.

Sau khi xảy ra sự cố sạt trượt ở phần tứ nón phía Nam của cây cầu, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện qua lại, Công ty CP đường sắt Thanh Hóa đã cắt cử người túc trực, kiểm tra 24/24 giờ, nếu phát hiện hiện tượng sụt lún đe dọa an toàn cầu thì sẽ cho cấm đường, kể cả đường sắt.

Trước sự việc cây cầu lịch sử của Thanh Hóa đang bị sạt lở nghiêm trọng, đề nghị với Bộ Nông nghiệp, Bộ GTVT và các ban ngành chức năng cần sớm vào cuộc đánh giá, làm rõ nguyên nhân và có hướng xử lý.

Duy Duẩn

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu