04:37 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

30% bệnh nhi Việt Nam có vi khuẩn kháng thuốc

10:05 22/09/2017

(THPL) – Tại Việt Nam, trong nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy một con số đáng báo động khi có đến 30% trẻ có vi khuẩn kháng thuốc trong phân.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi ngày có từ 3.000 – 4.000 bệnh nhi đến khám và trong đó có khoảng 1.700 cháu bé được điều trị nội trú nên tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện khó tránh khỏi.

Y bác sĩ điều trị cho bệnh nhi. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Trong khi đó, PGS Điển cho biết thêm khi sàng lọc cấy phân thì có đến 30% trẻ có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện. Ngoài các căn nguyên lý do liên quan đến vấn đề môi trường, thức ăn nước uống có tồn tại dư lượng kháng sinh nhất định thì còn có một thực tế là rất nhiều trẻ được các ông bố bà mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị với liều lượng kháng sinh không hợp lý.

Nhiều người dân tự ý mua thuốc

Hiện nay, việc phòng chống kháng thuốc còn gặp nhiều khó khăn do phổ biến tình trạng người dân khi bị ốm thường tự mua thuốc về uống, không theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù Bộ Y tế đã có thông tư quy định về mua thuốc theo đơn nhưng việc xử phạt dường như không khả thi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết như vậy tại Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc diễn ra sáng 21/9, tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Vietnam+)

Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, tình trạng kháng thuốc gây tác động lớn đến nền kinh tế, sự phát triển chung của xã hội không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn tác động đến tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay.

Hiện nay, PGS Điển cho rằng việc xử lý bệnh nhân có tình trạng kháng thuốc là vấn đề khó khăn, cần sự hội chẩn từ cho các bác sĩ lâm sàng, các nhà vi sinh và các nhà kiểm soát nhiễm khuẩn để có phác đồ điều trị kháng sinh hiệu quả nhất cho các em bé.

Để việc phòng chống kháng kháng sinh, PGS Điển cho rằng đã đến lúc chúng ta cần cảnh báo sử dụng thuốc có trách nhiệm và cũng cần nâng cao nhận thức để các bác sĩ sử dụng kháng sinh hợp lý, kê đơn điều trị nội và ngoại trú phù hợp.

Sẽ giám sát việc bán thuốc theo đơn bằng camera

Theo báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới được tổng hợp từ 114 quốc gia trên khắp các khu vực cho thấy người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi.

Tại châu Âu, số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ tử vong 25.000 người/năm; Thái Lan, tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm; ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm.

Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn.

Trong tổng số 2.953 nhà thuốc được điều tra, có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh.

Đặc biệt, thuốc kháng sinh đã đóng góp 13% ở thành thị và 18% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn thuốc kháng sinh được bán mà không có đơn, chiếm tỷ lệ 88% (ở thành thị) và 91% (ở nông thôn).

Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29%), cephalexin (12%) và azithromycin (7,3%).

Lan Anh (T.H)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu